1, Dấu hiệu khi trẻ bị cận thị
Cận thị là tật khúc xạ mắt phổ biến nhất ở trẻ em, đặc trưng bởi khả năng nhìn gần tốt hơn nhìn xa.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị cận thị, mà các bậc phụ huynh nên chú ý:
-
Liên tục nheo mắt.
-
Khó nhận biết các vật thể ở xa.
-
Chớp mắt nhiều bất thường.
-
Thường xuyên dụi mắt.
-
Ngồi gần TV, nhìn gần vào các thiết bị điện tử.
2, Nguyên nhân mắt bị cận thị ở trẻ
Ngồi học không đúng tư thế thường là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thị lực của trẻ giảm sút. Theo nhận định của nhiều bác sĩ nhãn khoa, trẻ học tập ở nơi thiếu sáng cùng khoảng cách giữa mắt và sách vở quá gần, diễn ra trong thời gian dài có liên quan đến việc tăng nguy cơ cận thị.
Sử dụng nhiều các thiết bị công nghệ không chỉ diễn ra ở trẻ em thời nay, mà ngay cả người lớn cũng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh từ màn hình TV, máy vi tính, điện thoại di động. Đặc biệt, khi trẻ sử dụng các thiết bị này, trẻ thường nhìn gần trong thời gian dài, khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, dẫn đến tăng độ cận thị.
Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp trong bữa ăn hàng ngày, gây ra thiếu hụt các vitamin cần thiết cho một đôi mắt sáng khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng, thiếu vitamin A gây mù lòa bởi nó khiến khô giác mạc, từ đó làm hỏng võng mạc và giác mạc.
3, Biến chứng thường thấy của tật cận thị
Trẻ em khi bị cận thị thường khó khăn khi nhìn, nhận biết các vật ở xa, như bảng đen ở trường hoặc biển báo trên đường phố. Điều này có thể gây rắc rối và nguy hiểm trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cận thị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-
Bong võng mạc: Đây là một biến chứng nghiêm trọng khi bị cận thị nặng, xảy ra khi võng mạc, lớp màng mỏng ở phía sau mắt bị tách khỏi các mô hỗ trợ, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
-
Thoái hóa điểm vàng: Điểm vàng là trung tâm của võng mạc, chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm, bao gồm khả năng nhìn rõ các chi tiết nhỏ. Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý về mắt gây tổn thương điểm vàng.
-
Tăng nhãn áp: Bệnh thường xảy ra khi chất lỏng tích tụ ở phần trước của mắt, làm tổn thương thần kinh thị giác, do tăng áp lực trong mắt và dẫn đến hỏng dây thần kinh thị giác.
Cận thị là chứng rối loạn thị giác phổ biến nhất trong các bệnh về mắt, thường được chuẩn đoán trước 20 tuổi. Đặc biệt, thời đại công nghệ số như hiện nay, thì bệnh cận thị ngày càng gia tăng và người bệnh có xu hướng trẻ hóa hơn. Mong rằng qua bài viết này của Thanh Trang Pharma, bạn sẽ nhận thức rõ hơn những nguyên nhân chính gây ra bệnh cận thị cho con trẻ, từ đó có những phương pháp phòng ngừa kịp thời, tránh gây biến chứng.
Lưu ý: Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, các chị em nên đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe và theo sự chỉ định của bác sĩ và các chuyên gia y tế.