Đau khớp do ngồi làm việc sai tư thế - hậu quả khôn lường

Ngồi sai tư thế trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày mang đến cho bạn nhiều hậu quả khôn lường mà bạn cần thức tỉnh ngay lập tức. Tư thế sai khiến bạn thường xuyên đau mỏi cổ vai gáy, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, đau khớp.

Điểm danh các tư thế sai khiến bạn đau khớp

Hãy cùng kiểm tra xem bạn có đang mắc phải 4 tư thế sai này khi ngồi làm việc không nhé:

Nằm ngủ trên bàn làm việc

Khi chúng ta ngủ gục trên bàn, cổ sẽ bị nghẹo và đè nén lên phần thân trên cơ thể.

Khi chúng ta ngủ gục trên bàn, cổ sẽ bị nghẹo và đè nén lên phần thân trên cơ thể. Dần dà sẽ khiến cơ vai, cơ vùng eo, cơ cổ bị căng thẳng và nhức mỏi, đốt sống cổ và đốt sống ngực cũng sẽ bị biến dạng nhẹ. Con người bình thường duy trì trạng thái cúi đầu, độ cong sinh lý của cổ sẽ thành hình “C”. Còn khi chúng ta nằm gục trên bàn làm việc, cổ sẽ uốn về phía trước, ngược lại với đặc điểm sinh lý của cổ nên sau khi tỉnh giấc ta thường cảm thấy cổ đau, nhức mỏi, tê tay chân. Việc ngủ gục trên bàn còn khiến cơ bắp 2 bên chân mất cân xứng bởi một bên co, một bên duỗi , dây chằng và cơ cổ bị căng lên khiến các cơ sau cổ áp lực quá độ, sẽ dồn hết trọng lực xuống cột sống cổ, theo thời gian dài sẽ hình thành bệnh thoát vị đĩa nệm, thoái hóa đốt sống cổ.

Độ cao bàn không phù hợp

Bàn làm việc có độ cao không phù hợp(Bàn quá cao trong khi ghế quá thấp và ngược lại bàn quá thấp và ghế cao) với cơ thể khiến chúng ta không thoải mái khi làm việc, ngồi lâu một thời gian sẽ khiến khó chịu và đau mỏi cơ lưng. Bàn quá cao khiến chúng ta phải ngửa mặt lên nhìn máy tính, bàn quá thấp khiến chúng ta phải cúi thấp đầu để nhìn cho phù hợp. Những tư thế này khiến cổ bạn liên tục ở tư thế bất động, máu kém lưu thông sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa khớp cổ, đau khớp.

Ngồi bắt chéo chân

Khi chúng ta ngồi bắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với xương khác khiến vùng trước khớp gối đau nhức.

Khi chúng ta ngồi bắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với xương khác khiến vùng trước khớp gối đau nhức. Đối với những người mang các bệnh lý xương khớp, đau khớp, ngồi bắt chéo chân làm các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm tình trạng bệnh nặng hơn. Bởi thế, chúng ta hãy luyện tập bỏ ngay thói quen bắt chéo chân càng sớm càng tốt. 

Nhìn vào màn hình máy tính quá gần

Ngồi quá lâu trước màn hình máy tính sẽ gây nên sự hao mòn trong khớp của bạn, ảnh hưởng đến dây chằng cột sống bởi áp lực lớn đè lên cơ vai và lưng trong thời gian dài

Bình thường, nếu ngồi quá 3 phút cơ thể chúng ta sẽ rơi vào tư thể nhức mỏi và không thể ngồi thẳng như ban đầu. Ngồi quá lâu trước màn hình máy tính sẽ gây nên sự hao mòn trong khớp của bạn, ảnh hưởng đến dây chằng cột sống bởi áp lực lớn đè lên cơ vai và lưng trong thời gian dài. Đặc biệt, khi chúng ta ngồi làm việc trước máy tính thì phải vươn cổ nhiều hơn về phía trước để làm việc tập trung hơn, điều này dẫn đến cổ và vai căng thẳng gây ra nhức mỏi, đau khớp.

Phòng tránh đau khớp với tư thế ngồi chuẩn

Để bảo vệ xương khớp, hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp bạn hãy chú ý đến tư thế chuẩn khi ngồi làm việc:

Để bảo vệ xương khớp, hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp bạn hãy chú ý đến tư thế chuẩn khi ngồi làm việc:

  • Nên chọn loại ghế êm ái, có thể điều chỉnh được độ cao, bởi chiều cao của mỗi người là khác nhau. Bạn nên điều chỉnh chiều cao của bàn làm việc và màn hình vi tính sao cho phù hợp với cánh tay và tầm nhìn của mình. Lý tưởng nhất là chiều cao màn hình vi tính nên bằng hoặc thấp hơn tầm nhìn của bạn.

  • Khi ngồi làm việc, nên duy trì khoảng cách ít nhất 50cm từ màn hình vi tính đến mắt của bạn, không nên để mắt gần với màn hình sẽ gây cận thị.

  • Ngồi thẳng lưng, giữ góc 90 độ giữ chân và lưng là tư thế ngồi hoàn hảo giúp cột sống của bạn được giữ thẳng.

  • Bạn có thể điều chỉnh phần ghế dựa tiếp xúc với lưng, nên đặt thêm một chiếc gối nhỏ để lưng đỡ mỏi và duy trì độ thẳng của sống lưng.

  • Màn hình và bàn phím máy tính nên được đặt ở vị trí giữa, ngay trước mắt. Không nên đặt bàn phím lệch, bởi khi chúng ta gõ phím cả người cũng sẽ lệch theo, dễ dẫn đến tình trạng đau lưng và mỏi vai gáy.

  • Lưu ý điều chỉnh độ sáng của màn hình máy tính phù hợp với ánh sáng trong phòng để không ảnh hưởng đến mắt

  • Không nên tì đè lòng bàn tay vào bàn phím trong khi đánh máy, chỉ nên sử dụng các đầu ngón tay để gõ phím, không nên dùng lực mạnh để ấn phím. Điều này sẽ giúp bàn tay của bạn thoải mái hơn và đỡ mỏi khi làm việc.

  • Hai chân thả lỏng thoải mái, không bắt chéo chân tránh ảnh hưởng đến lưu thông máu, các dây thần kinh và các mô.

  • Việc ngồi quá lâu khiến cơ thể nhức mỏi, bạn nên thư giãn bằng cách đứng lên vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể thư giãn và giảm stress.

Để bảo vệ xương khớp trước những nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng: đau khớp, thoái hóa xương khớp, thoái hóa đốt sống… Ngay từ bây giờ bạn nên điều chỉnh ngay tư thế ngồi hằng ngày của mình, gạt bỏ các thói quen sai và đảm bảo ngồi đúng tư thế để xương khớp luôn khỏe mạnh. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm các sản phẩm nuôi dưỡng xương khớp, giảm đau khớp như Mussel Sanct Bernhard. Trong sản phẩm có chứa thành phần vẹm xanh New Zealand, có tác dụng củng cố sự linh hoạt và di động của các khớp xương; đây là giải pháp hiệu quả cho cả 2 triệu chứng bệnh viêm xương khớp và thấp khớp bao gồm các vấn đề liên quan đến độ cứng, đau, viêm và sự vận động của các khớp xương. Tinh chất vẹm xanh New Zealand có trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Mussel Sanct Bernhard kết hợp cùng Glycosaminoglycans và Vitamin C hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa nệm và giúp cơ thể phục hồi các tổn thương xương khớp sau chấn thương.

Tinh chất vẹm xanh New Zealand có trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Mussel Sanct Bernhard kết hợp cùng Glycosaminoglycans và Vitamin C hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa nệm và giúp cơ thể phục hồi các tổn thương xương khớp sau chấn thương.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có tư thế ngồi làm việc chuẩn để hình thành thói quen sống lành mạnh, sống an toàn và bảo vệ được sức khỏe tốt nhất.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bài viết liên quan