Nếu thấy những dấu hiệu này giống với những gì bản thân gặp phải, thì đã đến lúc bạn cần đi gặp bác sĩ để khám và nhận được sự hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng giúp bổ sung đủ lượng canxi cơ thể cần nhé.
1. Gặp tình trạng chuột rút (vọp bẻ) thường xuyên
Khi đang trong giấc ngủ thì bị chuột rút. Cơn đau thường đến vào lúc nửa đêm ở chân kheo, cánh tay, nách hoặc bắp chân đánh thức bạn khỏi giấc ngủ sâu.
Chuột rút nguyên nhân thực chất do thiếu canxi hơn là thiếu kali. Nguyên nhân này thường xảy ra chủ yếu ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành và người cao tuổi (do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng).
2. Chỉ một va chạm nhẹ cũng làm gãy xương
Cơ thể chúng ta ngừng xây dựng xương khi ngoài 20 tuổi. Nếu một va chạm đơn giản cũng làm gãy xương, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra ngay và xem xét một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu canxi.
3. Trầm cảm do thiếu canxi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thiếu canxi có liên quan mật thiết đến bệnh trầm cảm, nếu bạn cảm thấy luôn trong tình trạng căng thẳng, hãy xem xét bổ sung nhiều rau xanh và các loại thực phẩm giàu canxi. Chế độ ăn với 3 ly sữa mỗi ngày đã được chứng minh góp phần làm giảm tình trạng trầm cảm.
4. Da ngứa và món giòn dễ gãy
Da và móng là những đặc điểm phản ánh tình trạng sức khỏe. Móng tay khô, giòn và dễ gãy có thể chỉ mức canxi trong máu thấp. Một số bệnh ngoài da như vẩy nến và chàm liên quan đến tình trạng thiếu canxi. Nếu bạn gặp những biểu hiện này, hãy đi kiểm tra mức canxi để kịp thời bổ sung nhé.
5. Huyết áp cao
Một trong những chức năng quan trọng của canxi đối với cơ thể là giúp điều chỉnh huyết áp. Đối với người bệnh huyết áp cao cần thực hiện chế độ ăn tăng cường canxi để điều chỉnh huyết áp. Ngoài ra, hãy điều chỉnh một số thói quen sau nếu không muốn cơ thể thiếu canxi
6. Không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Để cơ thể hấp thụ canxi, phải có đủ vitamin D, hai loại vi chất này hỗ trợ cho nhau. Và để cơ thể có đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời, cần có khoảng thời gian ngoài trời mỗi ngày, theo Reader’s Digest.
Nên kiểm tra lượng vitamin D và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin D nếu không có thời gian phơi nắng mỗi ngày.
7. Chế độ ăn quá nhiều thịt
Một chế độ dinh dưỡng quá nhiều protein có thể khiến thận tăng bài tiết canxi. Nếu bạn đang có thói quen ăn nhiều protein, bạn có nguy cơ thiếu canxi rất cao.
8. Không uống sữa
Chế độ ăn hàng ngày không có sữa có thể dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu canxi. Nếu bạn bị dị ứng sữa bò, hãy tăng cường các thực phẩm giàu canxi khác như cá mòi, cải xoăn, đậu phụ, hạnh phân.
Thực phẩm giàu Canxi gồm có: Rau chân vịt, củ cải, cải búp, một số loại ngũ cốc dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên cám, cốm, bắp… Bên cạnh việc cung cấp một lượng canxi cần thiết cho cơ thể, những loại thực phẩm này còn có nhiều loại vitamin khác rất tốt cho sức khỏe.