I. Tìm hiểu về tê bì tay chân
Tay chân chúng ta ở trạng thái bình thường sẽ dựa vào cảm giác để điều chỉnh hoạt động của chân tay: rút tay khi chạm phải bỏng, điều chỉnh khi địa hình thay đổi… Nếu bạn bị tê tay chân thì cảm giác đó sẽ bị suy giảm, thậm chí với tình trạng nặng hơn thì có thể gây mất cảm giác hoàn toàn.
Tình trạng tê bì tay chân có thể khởi điểm bằng những biểu hiện rất nhẹ nhàng như tê rần ở các đầu ngón tay, mất cảm giác tay hoặc cảm giác châm chích ở đầu ngón tay. Trạng thái tê bì tay chân rất phổ biến trong cộng đồng, đây có thể là tình trạng tạm thời hoặc là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác.
II. Dấu hiệu tê bì tay chân
Tê bì tay chân có những dấu hiệu ban đầu ở nhiều vị trí khác nhau, dọc tay và chân, thậm chí còn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận:
-
Cảm giác nóng toàn thân, nóng rát đặc biệt ở hai vị trí tay và chân
-
Mất cảm giác, làm giảm đi sự nhạy cảm của tứ chi
-
Tê buốt, đau mỏi dọc cánh tay và cẳng chân
-
Cảm giác buồn như kiến bò dưới da khi phải cố định các chi trong 1 thời gian dài
-
Tứ chi ngứa râm ran
-
Chuột rút, co thắt đột ngột
Nếu tê bì tay chân trong nhiều ngày liên tục kèm theo các triệu chứng như: sắc da tay chân thay đổi, khó thở, đau đầu, chóng mặt… thì nên thăm khám và kiểm tra ngay. Bởi đây không còn là phản ứng bình thường của cơ thế khi các cơ bị chèn ép quá lâu mà là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt bệnh xương khớp.
III. Nguyên nhân tê bì tay chân
Các nhà nghiên cứu chỉ ra triệu chứng tê bì tay chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có 2 nguyên nhân chủ yếu: nguyên nhân sinh lỳ và nguyên nhân bệnh lý.
1. Nguyên nhân sinh lý
Do chúng ta hoạt động sai tư thế, đứng hay quỳ quá lâu, khoanh chân lâu, mặc đồ quá bó sát… thì sẽ cảm thấy tê tay chân do máu huyết không được lưu thông. Chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại tư thế cho đỡ mỏi là tình trạng này sẽ hết.
2. Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh liên quan đến xương khớp
Khi tình trạng tê bì tay chân lâu ngày kèm theo cảm giác xương khớp đau nhức dữ dội, hãy đi khám ngay bởi có thể bạn đang xảy ra những trường hợp sau:
-
Thoái hóa khớp xương: Cột sống bị thoái hóa do sụn và xương dưới sụn bị bào mòn, còn đĩa đệm giảm khả năng đàn hồi làm tăng áp lực lên dây thần kinh dẫn đến đau nhức và tê bì một vùng rộng lớn, tỏa từ cổ đến cánh tay và chân. Thêm nữa,các khớp chính trên cơ thể: cổ tay, khuỷu tay, đầu gối và háng bị thoái hóa cũng khiến tay chân bị đau nhức và tê mỏi.
-
Thoát vị đĩa nệm: Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí, chèn ép lên dây thần kinh xung quanh gây tê bì, căng cứng và hạn chế vận động tứ chi.
-
Hẹp ống sống:Hẹp ống sống ở phần lưng dưới (thắt lưng) gây ra những tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đau nhức, tê mỏi từ vùng thắt lưng xuống hai chân.
-
Viêm đa khớp dạng thấp: Đây là một dạng viêm khớp mãn tính và khá phổ biến ở nước ta (với hơn 2% dân số bị viêm đa khớp dạng thấp).Viêm đa khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp như khớp cổ tay, khớp khuỷu tay, khớp gối, mắt cá chân và bàn chân. Và khi bị viêm đa khớp dạng thấp, chân tay người bệnh sẽ có biểu hiện tê, đau, sưng và khó cử động…
Nguyên nhân khác
Tê bì tay chân còn do ảnh hưởng bởi những chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao,... làm tổn hại dây thần kinh và đau dây thần kinh ngoại biên. Ngoài ra còn do thói quen sinh hoạt chưa hợp lý: đứng quá lâu, mang vác vật nặng...khiến mạch máu giảm khả năng lưu thông và chèn ép dây thần kinh. Thêm nữa, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, cung cấp không đủ Vitamin(đặc biệt là Vitamin B12) cũng khiến tê bì tay chân.
IV. Biện pháp điều trị tê bì tay chân
Phương pháp điều trị tê bì tay chân bước đầu tiên là làm giảm và kiểm soát mức độ tê mỏi tay chân. Chúng ta hướng đến kiểm soát không để tình trạng tê tay chân nặng hơn bằng các loại thuốc giảm đau, giảm tê mỏi xương khớp. Cùng với đó, người bệnh nên có chế độ sống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý:
-
Không nên đứng, ngồi quá lâu
-
Không mang vác vật nặng quá nhiều
-
Chườm lạnh khi tê mỏi
-
Xoa bóp, massage chân tay thường xuyên để lưu thông máu
-
Tập thể dục, thể thao điều độ
-
Ăn ngủ đủ giấc
-
Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp, nuôi dưỡng và tái tạo xương khớp
Bạn có thể bổ sung thêm các sản phẩm nuôi dưỡng xương khớp, giảm đau khớp như Mussel Sanct Bernhard. Trong sản phẩm có chứa thành phần vẹm xanh New Zealand, có tác dụng củng cố sự linh hoạt và di động của các khớp xương; đây là giải pháp hiệu quả cho cả 2 triệu chứng bệnh viêm xương khớp và thấp khớp bao gồm các vấn đề liên quan đến độ cứng, đau, viêm và sự vận động của các khớp xương.Tinh chất vẹm xanh New Zealand có trong Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Green Lipped Mussel kết hợp cùng Glycosaminoglycans và Vitamin C hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, khô khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa nệm và giúp cơ thể phục hồi các tổn thương xương khớp sau chấn thương.