TOP 6 CĂN BỆNH PHỔ BIỂN MÙA HÈ Ở TRẺ NHỎ

Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức cần thiết về phòng ngừa các bệnh mùa hè cho trẻ là điều rất quan trọng mà cha mẹ cần làm.

 

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể dẫn tới tử vong ở trẻ, do đó cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh cho con

Sốt xuất hiện là căn bệnh do virus gây ra, đường truyền bệnh chủ yếu do muỗi đốt. Đây là căn bệnh nguy hiểm và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thường xảy ra vào đầu hè, khi muỗi ồ ạt xuất hiện.

Trẻ bị sốt xuất huyết có những biểu hiện như: sốt cao đột ngột 39-40 độ C, trong một thời gian dài. Trẻ ho, sổ mũi. Trẻ có thể bị đau bụng. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ có triệu chứng bị xuất huyết đường tiêu hoá: Nôn và đi tiêu ra máu, lạnh tay chân, đau bụng và trụy tuần hoàn.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, phụ huynh cần cho con uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, hãy cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt. Nếu trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng như đau bụng, chảy máu mũi… bạn cần đưa trẻ đi viện ngay lập tức.

Sốt xuất huyết có thể dẫn tới tử vong ở trẻ, do đó cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh cho con. Chú ý vệ sinh môi trường sạch sẽ, đổ nước thừa ở những nơi tù đọng như chum, vại, xô, chậu. Thả cá vào những nơi có chứa nước trong nhà để diệu muỗi ấu trùng. Lau và thay nước thường xuyên. Luôn nhớ gài màn cẩn thận cho con trước khi đi ngủ để tránh muỗi. Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc xịt muỗi, nhưng phải đảm bảo an toàn.

Viêm não Nhật Bản B

Viêm não Nhật bản B gây ra tình trạng sốt, nôn và đau đầu ở trẻ

Viêm não Nhật Bản B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm não Nhật Bản type B, thuộc giống Flavivirus, họ Togaviridae gây ra. Là loại virus không chịu nhiệt nên chúng bị tiêu hủy hoàn toàn ở 100C trong vòng 2 phút. Ngược lại khi ở trạng thái đông lạnh virus có thể tồn tại trong môi trường lên đến vài năm.

Mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm virus, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi nhất là những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu. Viêm não Nhật Bản B ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh trung ương, người mắc bệnh có thể tử vong vào bất kỳ thời điểm nào.

Biểu hiện thường gặp là: sốt cao đau đầu, nôn, rối loạn ý thức co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.

Tuy bệnh nguy hiểm là thế nhưng việc phòng ngừa không khó. Bằng cách cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm vaccin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp ở trẻ tình trạng bé đi tiêu nhiều lần hơn bình thường, ≥ 3 lần/ngày, lượng dịch trong phân của bé thay đổi khiến phân lỏng như nước hoặc giống đàm máu. Tình trạng này kéo dài không quá 14 ngày. 

Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh đang còn được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, bé thường sẽ đi tiêu sau bữa bú, không sốt, bú nhiều và chơi đùa vui vẻ thì bé vẫn đang hoàn toàn bình thường, không bị tiêu chảy cấp. Nếu bé đi tiêu 5-7 lần/ngày, phân sệt, có mùi chua, hơi xanh nghĩa là đường tiêu hóa của bé có vấn đề: trẻ có thể bị tiêu chảy cấp.

Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn nên cho con uống nhiều nước và dung dịch oresol. Để phòng tiêu chảy cho con, mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không tùy tiện ăn đồ bán trên hè phố vì rất dễ nhiễm khuẩn, giữ sạch môi trường sống và hướng dẫn con vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 

Bệnh tay chân miệng


Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, nổi bật là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, Coxsackievirus A16 ít gây biến chứng, người bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Ngược lại, người mắc bệnh bởi virus Enterovirus 71 lại có nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh gây ra các tổn thương hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của bệnh nhân.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, trẻ khởi đầu bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, thỉnh thoảng cũng thấy ở mông và cẳng chân.

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa là hạn chế xúc tiếp với bệnh nhân nếu không thực sự quan trọng. Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. Tuyệt đối không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có clo. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Bệnh thủy đậu 

 

Bệnh thủy đậu nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Là bệnh thường rất hay gặp vào mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, lứa tuổi dễ mắc thủy đậu thường là trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng dễ bị mắc phải. Bệnh do virus varicella zoster gây nên, rất dễ lây lan tuy lành tình nhưng nếu không biết cách điều trị bệnh đúng cách dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt da.

Thủy đậu ở trẻ nhỏ có dấu hiệu xuất hiện những mụn nước li ti, màu đỏ và tản phát rải rác trên bề mặt da của trẻ.

Nếu con bạn có những triệu chứng của thủy đậu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được bác sĩ thăm khám, bác sĩ sẽ là người đưa ra chỉ định trẻ của bạn có thể điều trị tại nhà hay cần chăm sóc y tế tại bệnh viện. Với bệnh thủy đậu hiện nay, điều trị chủ yếu dựa vào điều trị triệu chứng, giảm sốt, giảm ngứa, ngăn không cho trẻ gãi mụn nước làm vỡ và lây lan ra thêm.  

Hãy cố gắng giữ môi trường tại nơi bạn sinh sống sạch sẽ, vệ sinh cá nhân cho trẻ thật kĩ lưỡng, thức ăn, nước uống hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, đối với một số bệnh có thể tiêm phòng để tránh thì bố mẹ cần chú ý lịch tiêm phòng, tránh xa các nơi có dịch bệnh để không bị lây nhiễm.

Hi vọng những thông tin mà Thanh Trang chia sẻ có thể giúp bạn chăm sóc sức khoẻ của trẻ tốt hơn trong mùa nắng nóng. Đừng quên truy cập chuyên mục Tin tức tại Website https://thanhtrangpharma.vn/nhiều kinh nghiệm bổ ích cho mình bạn nhé!

 

 

 

 

Bài viết liên quan