THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến khớp gối, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Tình trạng này không chỉ gây ra đau đớn mà còn hạn chế khả năng vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy thoái hóa khớp gối là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Thoái hóa khớp gối là gì? 

Thoái hóa khớp gối là tình trạng mòn lớp sụn bao phủ hai đầu xương của khớp gối, khiến các đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau. Quá trình này gây ra các triệu chứng như đau, lệch trục khớp, vẹo khớp và biến dạng khớp gối.

Tình trạng này thường tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có biểu hiện đặc trưng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

 

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối 

Nguyên nhân chính của thoái hóa khớp gối là do tuổi tác, chính vì vậy, tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi do khả năng tự chữa lành của xương sụn bị giảm dần. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng này không chỉ nằm ở tuổi tác mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi tuổi tác tăng cao, các mô sụn và xương dần trở nên lão hóa. Tuy nhiên, không phải ai lớn tuổi cũng mắc bệnh, mà còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ vận động.
  • Di truyền và yếu tố nội tiết: Những người có yếu tố di truyền liên quan đến thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, yếu tố nội tiết và chuyển hóa, chẳng hạn như mãn kinh ở phụ nữ hoặc các bệnh như tiểu đường, có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của xương khớp.
  • Bất thường khớp gối bẩm sinh: Một số người có dị tật bẩm sinh ở khớp gối, như khớp gối quay vào trong hoặc ra ngoài quá mức, khớp gối quá duỗi, sẽ dễ gặp phải tình trạng thoái hóa hơn. 
  • Thói quen hoạt động và nghề nghiệp: Những người làm các công việc yêu cầu ngồi xổm nhiều, mang vác nặng hoặc thực hiện động tác gập, duỗi khớp gối liên tục, như nông dân hoặc công nhân xây dựng, dễ bị tổn thương khớp gối do lực tác động thường xuyên. Hoạt động thể thao nặng như chạy bộ, nhảy cao cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
  • Cân nặng quá mức (béo phì): Cân nặng càng cao sẽ gây áp lực lớn lên các khớp chịu trọng lực, đặc biệt là khớp gối. Ở người béo phì, khớp gối phải gánh một trọng lượng lớn, từ đó làm tăng khả năng hao mòn sụn khớp, dẫn đến thoái hóa.

3. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối 

Thoái hóa khớp gối thường tiến triển từ từ qua nhiều giai đoạn, với các triệu chứng khác nhau ở mỗi giai đoạn:

Giai đoạn 1 - Giai đoạn nghi ngờ thoái hóa khớp gối

Ở giai đoạn đầu này, khớp gối chưa bị tổn thương nhiều. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện thoáng qua và không rõ ràng:

  • Đau mơ hồ hoặc nhẹ: Bệnh nhân có thể thấy đau khi di chuyển, đặc biệt khi đứng lên ngồi xuống, ngồi xổm hoặc leo cầu thang.
  • Đau lúc ngủ dậy hoặc sau khi vận động: Đau thường thoáng qua và có thể tự khỏi, nên người bệnh dễ bỏ qua.

Giai đoạn 2 - Thoái hóa khớp gối độ 2

Ở giai đoạn này, bao hoạt dịch vẫn hoạt động, sản sinh dịch khớp để bảo vệ sụn khớp. Tuy nhiên, các dấu hiệu đau nhức đã rõ ràng hơn:

  • Đau sau khi vận động nhiều: Bệnh nhân cảm thấy đau nhức khớp gối sau các hoạt động thể lực như đi bộ dài, chạy hoặc làm việc sai tư thế.
  • Cứng khớp gối: Đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi trời lạnh, khớp gối dễ bị cứng, khó cử động linh hoạt.
  • Đau và khó chịu khi cúi người hoặc khuỵu gối: Một số tư thế như cúi xuống hoặc khụy gối có thể gây khó khăn và đau đớn.

Giai đoạn 3 - Thoái hóa khớp gối độ 3

Ở giai đoạn này, tình trạng thoái hóa diễn ra nghiêm trọng hơn, lớp sụn bị bào mòn, gây khô khớp rõ rệt:

  • Đau liên tục, không tự hết: Bệnh nhân cảm thấy đau nhức cả khi nghỉ ngơi, không còn tự khỏi như ở các giai đoạn trước.
  • Cứng khớp kéo dài vào buổi sáng: Triệu chứng cứng khớp gối vào sáng sớm thường xuyên hơn, gây khó khăn trong việc di chuyển.
  • Sưng đau và vẹo khớp gối: Khớp gối có dấu hiệu sưng, tràn dịch và có thể bị vẹo do viêm hoặc sự thay đổi cấu trúc xương.

Giai đoạn 4 - Thoái hóa khớp gối độ 4

Giai đoạn cuối này, lớp sụn khớp đã gần như biến mất, làm lộ đầu xương. Triệu chứng đau đớn lúc này trở nên nghiêm trọng và liên tục:

  • Đau nhức nghiêm trọng: Bệnh nhân thường xuyên bị đau, kể cả vào ban đêm, khi nghỉ ngơi hay đi lại.
  • Khớp sưng và có tiếng kêu: Khớp gối có thể sưng toàn bộ hoặc một phần, và khi di chuyển có thể nghe thấy tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt.
  • Khó khăn trong di chuyển: Người bệnh có thể mất khả năng di chuyển dễ dàng, không thể đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang hoặc di chuyển nhanh chóng.
  • Biến dạng khớp: Tình trạng thoái hóa nghiêm trọng có thể dẫn đến biến dạng khớp, lệch trục và gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

4. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối 

4.1. Thay đổi lối sống

Lối sống hàng ngày có tác động trực tiếp đến sức khỏe khớp gối. Việc kiểm soát cân nặng là một yếu tố quan trọng, bởi béo phì làm tăng áp lực lên khớp, gây tổn thương nhanh hơn. Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động đáng kể. Ngoài ra, người bệnh cần tránh các tư thế có hại như ngồi xổm, leo cầu thang, hoặc mang vác nặng. Nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp khớp phục hồi tốt hơn sau các hoạt động hàng ngày.

4.2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi và duy trì sức khỏe khớp gối. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D từ sữa, cá nhỏ ăn xương, rau xanh lá đậm, hoặc ánh nắng tự nhiên để giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, các thực phẩm giàu collagen (như nước hầm xương) và omega-3 (có trong cá hồi, hạt chia) cũng rất cần thiết để tái tạo sụn khớp và giảm viêm. Ngược lại, nên tránh thực phẩm giàu đường, mỡ động vật và đồ ăn nhanh, vì chúng có thể gây viêm và tăng tốc quá trình thoái hóa.

4.3. Tập luyện phù hợp

Vận động đúng cách không chỉ giúp duy trì độ linh hoạt của khớp mà còn tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp gối. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, hoặc đạp xe tại chỗ có thể cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng trên khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể tập các bài tập tăng cường cơ như nâng chân thẳng hoặc co gối nhẹ để giảm áp lực lên sụn khớp. Yoga và thái cực quyền cũng là những lựa chọn tốt để cải thiện sự linh hoạt và cân bằng. Tuy nhiên, cần tránh các bài tập tác động mạnh như chạy bộ trên bề mặt cứng hoặc nhảy cao, vì chúng dễ làm tổn thương khớp.

4.4. Vật lý trị liệu

Bên cạnh tập luyện thông thường, vật lý trị liệu chuyên sâu có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Liệu pháp kéo giãn khớp gối làm giảm áp lực lên sụn và tăng khoảng cách giữa các bề mặt khớp. Chườm nóng giúp thư giãn cơ, giảm đau, trong khi chườm lạnh sau vận động giúp giảm sưng và viêm. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đai gối, nạng, hoặc giày chuyên dụng cũng là cách hiệu quả để giảm áp lực và hỗ trợ vận động hàng ngày.

Những phương pháp không dùng thuốc sẽ mang lại hiệu quả lâu dài nếu được áp dụng đúng cách và kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, trong những trường hợp tình trạng diễn biến nghiêm trọng hơn thì các bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng những phương pháp chuyên sâu. 

 

 

4.5. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ 

 

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp là một giải pháp được nhiều người lựa chọn để tăng hiệu quả điều trị. Những sản phẩm này thường chứa các thành phần chuyên biệt như glucosamine, chondroitin, collagen type II, hoặc các dưỡng chất giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giảm viêm, và tăng độ linh hoạt cho khớp.

 

Trong số các sản phẩm hỗ trợ trên thị trường, Habos Kapseln đến từ nhãn hàng Sanct Bernhard được nhập khẩu và phân phối bởi Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang nổi bật với công thức vượt trội được nghiên cứu dành riêng cho những người gặp các vấn đề về xương khớp. Sản phẩm Habos chứa các thành phần quan trọng như:

  • Glucosamine sulfate: Hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giảm đau và cải thiện vận động.
  • Chondroitin sulfate: Giúp duy trì độ đàn hồi và sức bền của sụn khớp.
  • Collagen là thành phần chính của các mô liên kết, sụn  khớp và xương, giúp các khớp vận động trơn tru, ngăn ngừa các biến dạng ở xương và sụn
  • Acid Hyaluronic:  Có trong thành phần dịch khớp với nhiệm vụ làm đệm giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp
  •  Nhũ hương ấn độ): Có chứa các chất kháng viêm tự nhiên rất mạnh, dễ hấp thu, tác dụng nhanh, an toàn khi sử dụng.

Tham khảo sản phẩm tại: Habos Kapseln

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Việc hiểu rõ "thoái hóa khớp gối là gì", cùng với các nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị sẽ giúp bạn có cách tiếp cận hiệu quả hơn để bảo vệ sức khỏe khớp. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh để ngăn ngừa thoái hóa khớp gối ngay từ sớm.

 

Bài viết liên quan