Nám da có tự hết không? Hướng dẫn điều trị nám da chuẩn khoa học

“Nám da có tự hết không?” là câu hỏi mà nhiều người gặp phải khi đối mặt với tình trạng này. Nám da không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài mà còn gây ra sự tự ti và lo lắng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những giải đáp của các chuyên gia thẩm mỹ tình trạng nám da này.

1. Tổng quan về tình trạng nám da

Nám da là một tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da. Tình trạng này xảy ra khi hắc tố Melanin tăng sinh quá mức, tạo nên các mảng hoặc đốm sậm màu trên da. Ngoài ra, nám da có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác như mụn viêm, rối loạn kinh nguyệt, nếp nhăn và các dấu hiệu lão hoá da.

Nám da là một vấn đề da liễu phổ biến, thường xuất hiện ở độ tuổi sau 20. Tình trạng này chủ yếu gặp ở phụ nữ do nhiều vấn đề liên quan đến chuyển hóa và nội tiết, đặc biệt là những rối loạn diễn ra trong quá trình mang thai và sau sinh nở.

Nám da có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UV từ ánh nắng mặt trời tác động tạo các gốc oxy hoá trên da, gây tổn thương các thành phần của da. Lúc này cơ thể hình thành một cơ chế bảo vệ là tăng sinh Melanin, khiến da không đều màu và khô sần.
  • Thay đổi nội tiết tố: Rối loạn nội tiết gây ảnh hưởng đến Hormon MSH - một Hormon kích thích sản sinh tế bào hắc tố và tạo điều kiện sản xuất Melanin. Tất cả các nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố như mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, hormon, cấy que tránh thai, các bệnh về nội tiết hoặc căng thẳng, stress kéo dài đều có thể dẫn đến nám da.
  • Chăm sóc da sai cách: Sử dụng mỹ phẩm không hợp lý như không/ít dùng kem chống nắng, dùng sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy da chết có tính tẩy hoặc độ pH quá cao khiến da suy yếu, dễ bị tổn thương và dẫn đến nám do ánh nắng mặt trời cũng như các yếu tố từ môi trường khác.
  • Di truyền: Di truyền là một yếu tố rất phổ biến bởi sự hình thành nám da có liên quan lớn đến các đặc điểm chuyển hoá của cơ thể. Người có tiền sử gia đình có thành viên bị nám da cũng có nguy cơ cao mắc tình trạng này.
  • Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc Kháng sinh, thuốc chống viên không Steroid, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống loạn thần cũng có thể gây nên tình trạng nám da.

Thực chất nám da có thể cải thiện từ sớm khi tình trạng nám nhẹ và khu trú tại một vùng. Nếu không điều trị sớm, nám có thể lan rộng sang những vùng da khác.

Nám da không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc. Nám da gây tự ti, giảm sự tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, việc điều trị nám da đòi hỏi thời gian và chi phí, gây ra gánh nặng tài chính cho không ít người.

nam-da-co-tu-het-khong-huong-dan-dieu-tri-nam-da-chuan-khoa-hoc-2

2. Nám da có tự hết không?

Nhiều người thường đặt câu hỏi “Nám da có tự hết không?” do thấy có tình trạng nám mờ dần. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nám da không thể tự hết. Điều này là do sắc tố Melanin trong cơ thể không thể tự biến mất và thường nằm sâu trong những lớp trung bì, biểu bì, khiến cơ thể khó tự đào thải.

Tuy nám da không thể tự hết nhưng trong một số trường hợp nám có thể mờ đi phần nào khi nguyên nhân gây nám được kiểm soát tốt như:

  • Vào mùa đông: Trong mùa đông, ánh nắng mặt trời đỡ gay gắt cộng thêm việc mọi người mặc nhiều lớp quần áo và mũ che, giúp hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời lên da.
  • Sau khi sinh: Trong vòng vài tháng kể từ khi sinh con, tình trạng nám da trong thai kỳ cũng có thể giảm đi do nội tiết của cơ thể người phụ nữ trở về mức bình thường.

nam-da-co-tu-het-khong-huong-dan-dieu-tri-nam-da-chuan-khoa-hoc-3

3. Những biện pháp điều trị nám da phổ biến hiện nay

Để loại bỏ nám hoàn toàn và lấy lại làn da sáng mịn, các biện pháp chăm sóc hay hay can thiệp thẩm mỹ vẫn đóng vai trò chính.

3.1. Sử dụng mỹ phẩm đặc trị nám

Sự xuất hiện của nám da thực chất là minh chứng làn da đã và đang chịu tổn thương. Vì vậy, thực hiện giảm nám ngay từ trong chu trình dưỡng da hàng ngày là vô cùng quan trọng. Chăm sóc da hàng ngày đúng cách có thể giúp giảm thiểu và kiểm soát tình trạng nám da hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc da cơ bản để điều trị nám:

  • Làm sạch da bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Hạn chế các phương pháp tẩy da chết vật lý. Ưu tiên tẩy da chết hoá học bằng các sản phẩm chứa hoạt chất tẩy da chết có nồng độ phù hợp như AHA, BHA,...
  • Dưỡng ẩm kỹ, đảm bảo da luôn đủ ẩm.
  • Duy trì bôi kem chống nắng hàng ngày. Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 3 - 4 tiếng nếu có thể.
  • Sử dụng các loại serum, kem dưỡng chứa các thành phần đặc trị nám như Acid Kojic, Niacinamide, Retinol, Vitamin C và các dẫn chất của Hydroquinone như Arbutin. Bên cạnh đó, nên ưu tiên các loại kem dưỡng giàu các chất chống oxy hóa để hạn chế tác động từ ánh sáng mặt trời lên da, gây tiến triển nám.

Nếu bạn lo ngại về làn da nhạy cảm của mình, hãy thử ngay kem trị nám Whitening Creme. Kem trị nám Whitening Creme đem lại làn da trắng mịn, căng bóng và đánh bay các vết nám da, đồi mồi chỉ sau 16 tuần nhờ:

  • Phức hợp Etiolin từ chiết xuất lá Arctostaphylos Uva Ursi và chiết xuất Mitracarpus Scaber. Phức hợp này có hoạt chất chính là Arbutin và Harounosid - hai dẫn chất của Hydroquinone giúp trị nám hiệu quả, lành tính trên da.
  • Niacinamide và Retinol ức chế quá trình vận chuyển Melanin, giúp da sáng và đều màu hơn. Hai hoạt chất này còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông và hạn chế tình trạng mụn trên da.
  • Vitamin C, Vitamin E cùng nhiều loại dầu ngũ cốc lành tính đem lại hiệu quả chống oxy hóa cao gấp nhiều lần so với từng hợp chất riêng lẻ, giúp hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời trên da - nguyên nhân gây nám phổ biến nhất.

Kem trị nám Whitening Creme dưỡng ẩm cao và có khả năng thẩm thấu tốt, không gây nhờn rít nên phù hợp nhất cho làn da từ da khô đến hỗn hợp thiên dầu. Sản phẩm an toàn lành tính trên những làn da nhạy cảm, đang có mụn và da của các bà mẹ sau sinh.

nam-da-co-tu-het-khong-huong-dan-dieu-tri-nam-da-chuan-khoa-hoc-4

3.2. Sử dụng các phương pháp can thiệp

Các phương pháp can thiệp thẩm mỹ trên da đem lại hiệu quả trị nám nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Một số phương pháp trị nám phổ biến:

Trị nám bằng laser

  • Cơ chế: Tia Laser sẽ tác động trực tiếp vào các hắc tố Melanin dưới da, phá vỡ các thành phần này. Melanin sau khi bị phá vỡ sẽ được cơ thể tự đào thải qua hệ bạch huyết.
  • Ưu điểm: Hiệu quả nhanh chóng, ít gây đau đớn, thời gian phục hồi ngắn, phù hợp với nhiều loại da và mức độ nám khác nhau.
  • Nhược điểm: Chi phí cao, có thể gây đỏ, sưng và kích ứng tạm thời. Cần thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả như mong muốn.

Peel da hoá học

  • Cơ chế: Sử dụng các dung dịch hóa học như Acid Glycolic, Acid Salicylic,... để loại bỏ lớp da bề mặt chứa da chết và hắc tố Melanin, kích thích tái tạo da mới sáng mịn.
  • Ưu điểm: Da sau khi lành căng mịn, sáng bóng, cải thiện nhiều vấn đề sẹo và nếp nhăn rất hiệu quả.
  • Nhược điểm: Không điều trị nám triệt để và cần thực hiện nhiều buổi trong thời gian dài. Không phù hợp với da mụn viêm, dễ gây kích ứng, đỏ và tổn thương da, đồng thời cần có chế độ chăm sóc đặc biệt sau khi Peel. Ngoài ra còn gây nguy cơ nhiễm trùng và thay đổi sắc tố da nếu không thực hiện đúng cách.

Đốt điện trị nám da

  • Cơ chế: Sử dụng  dòng điện cao tần phát huỷ các tế bào hắc tố sản sinh Melanin gây nám
  • Ưu điểm: Hiệu quả ngay sau khi điều trị, chi phí thấp hơn so với phương pháp sử dụng Laser.
  • Nhược điểm: Có thể gây sưng đau và gây sẹo lõm, sẹo lồi nếu không thực hiện đúng kỹ thuật.

Lăn kim trị nám da

  • Cơ chế: Sử dụng các thiết bị lăn kim với các đầu kim nhỏ để tạo ra các vi tổn thương trên bề mặt da kích thích da sản sinh collagen và elastin, giúp da phục hồi và tái tạo. Sau đó kết hợp sử dụng các sản phẩm trị nám có thành phần đặc hiệu để loại bỏ nám.
  • Ưu điểm: Giúp cải thiện nhiều vấn đề về da như nám, sẹo mụn, lỗ chân lông to và nếp nhăn. Thời gian phục hồi ngắn và ít gây đau đớn so với các phương pháp khác. Da sau khi lành căng bóng, săn chắc và mịn màng hơn.
  • Nhược điểm: Có thể gây đỏ, sưng và kích ứng tạm thời. Cần thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể áp dụng các phương pháp này để trị nám. Các biện pháp này thường tốn khá nhiều chi phí và vẫn có khả năng tái phát nám trở lại nếu người bị nám không chăm sóc da kỹ.

nam-da-co-tu-het-khong-huong-dan-dieu-tri-nam-da-chuan-khoa-hoc-5

4. Cách phòng ngừa nám da cần biết

Điều trị nám da thường tốn thời gian dài và nhiều chi phí. Tuy nhiên, nám da có thể phòng ngừa hiệu quả thông qua những biện pháp:

4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp điều hoà nội tiết và hỗ trợ củng cố hàng rào bảo vệ da hiệu quả. Để phòng ngừa nám da, bạn hãy tăng cường các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, ớt chuông, rau cải xanh.
  • Thực phẩm giàu Vitamin E: Hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu oliu, bơ, hạt dẻ, rau cải xanh.
  • Thực phẩm bổ sung Omega-3: Cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó.
  • Thực phẩm giàu Kẽm: Hải sản, thịt bò, thịt heo, hạt bí, đậu lăng,...
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi,...)

Ngoài ra, bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm trên da, giúp da luôn căng mọng và hạn chế quá trình lão hóa da gây nám, đồi mồi.

nam-da-co-tu-het-khong-huong-dan-dieu-tri-nam-da-chuan-khoa-hoc-6

4.2. Điều chỉnh nội tiết tố

Điều chỉnh nội tiết tố là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa nám da, đặc biệt là đối với phụ nữ. Dưới đây là các biện pháp giúp điều chỉnh nội tiết tố để phòng ngừa nám da:

  • Quản lý căng thẳng, tập lối sống tích cực và một số bộ môn giúp tĩnh tâm như tập thiền, yoga,...
  • Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ theo đồng hồ sinh học của cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng những loại thuốc, thực phẩm gây rối loạn nội tiết.
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và đi khám nếu thấy có những dấu hiệu rối loạn.
  • Cân nhắc chuyển đổi các biện pháp tránh thai không hormon, tránh những biện pháp tránh thai như dùng thuốc, cấy que.

4.3. Hạn chế tác hại của với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính có tác động lớn nhất đến việc hình thành nám. Vì vậy, hạn chế tác hại của với ánh nắng mặt trời rất quan trọng. Dưới đây là các biện pháp bạn có thể áp dụng:

  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng: Sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF từ 30 trở lên, công thức có thành phần chống cả tia UVA và UVB. Thoa kem chống nắng ít nhất 15-30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 3 - 4 tiếng, đặc biệt khi đi bơi hoặc ở ngoài trời nắng lâu.
  • Che chắn làn da cẩn thận: Mặc quần áo dài tay, đội mũi và sử dụng kính râm chống tia UV đi ngoài trời. Ưu tiên đồ bảo hộ tối màu để tăng hiệu quả chống tia UV. Đồng thời tránh ra ngoài trời vào giờ cao điểm (10 giờ sáng đến 4 giờ chiều) nếu có thể.

nam-da-co-tu-het-khong-huong-dan-dieu-tri-nam-da-chuan-khoa-hoc-7

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Nám da có tự hết không?". Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn duy trì được làn da khỏe mạnh, sáng mịn và giảm thiểu tình trạng nám đáng lo ngại.

Bài viết liên quan