BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Hiện nay, tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch chân ngày một ra tăng, đây là con số đáng báo động bởi vì bệnh này có liên quan tới các vấn đề về tim mạch. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải đứng, người thừa cân hoặc người cao tuổi. Muốn phát hiện và điều trị bệnh sớm, chúng ta cần nắm được một số triệu chứng thường gặp.

Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, chúng ta nên nắm được một số kiến thức cơ bản về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là loại bệnh không quá xa lạ đối với chúng ta, chúng có liên quan đến các vấn đề về tim mạch.

Chúng ta thường biết tới bệnh này qua nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như: suy giãn tĩnh mạch chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới,… Giãn tĩnh mạch chi dưới (hay giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thứ phát.

suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Dựa theo vị trí giải phẫu, bệnh được chia làm 4 nhóm khác nhau: 

Tĩnh mạch nông. 

Tĩnh mạch sâu. 

Tĩnh mạch xuyên. 

Vị trí tĩnh mạch không xác định. 

Hiện nay, đa số người bệnh đều rơi vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ nông.

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc những ai có nguy cơ gặp tình trạng kể trên. Trên thực tế, ai trong chúng ta có thể là nạn nhân của căn bệnh trên. Trong đó những người lớn tuổi, người thừa cân hoặc thường xuyên phải đứng khi làm việc có nguy cơ mắc tương đối cao.

Đặc biệt, phụ nữ là đối tượng rất dễ mắc bệnh, vì thế chúng ta cần lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân và các yếu tố gây suy tĩnh mạch

suy giãn tĩnh mạch chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh

Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai

Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim

Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu

Các yếu tố liên quan khác: Nữ giới mắc nhiều hơn, sinh đẻ nhiều lần, thừa cân, yếu tố nội tiết sử dụng nhiều thuốc tránh thai, lười vận động, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50...

Biến chứng của giãn tĩnh mạch:

 

suy giãn tĩnh mạch chân

Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân rất mguy hiểm

Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: Cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Một biến chứng rất nặng nề và cũng thường hay gặp của suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là việc hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Chảy máu do suy giãn tĩnh mạch chân có thể dẫn tới tử vong. Chảy máu không phải là vấn đề ít gặp, nhưng thường được điều trị không đúng cách..

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm hay không?

Có lẽ rất nhiều người thắc mắc không biết liệu bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh không? Thực tế thì bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân tuy nhiên chúng ta không thể chủ quan.

Đầu tiên, người mắc bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mọi vận động khá là khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch sẽ nổi rất rõ trên da gây mất thẩm mỹ.

Một số vấn đề mà người bệnh có thể gặp phải đó là: tĩnh mạch rất dễ bị vỡ nếu bạn không may va chạm hoặc gặp các chấn thương ở khu vực này. Các cục máu đông dần dần sẽ hình thành ở tĩnh mạch, đây là vấn đề tương đối nguy hiểm. 

Nếu chân của bệnh nhân có các vết nhiễm trùng thì họ rất dễ bị lở loét, tình trạng này rất khó để điều trị dứt điểm.

Có thể nói, chúng ta không nên chủ quan khi biết mình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Thay vào đó, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, thay đổi những thói quen xấu và đi khám, điều trị bệnh.

Ai trong chúng ta cũng có thể là bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chân, đặc biệt là những người cao tuổi, phụ nữ và người thừa cân béo phì. Vì thế, chúng ta nên tăng cường chăm sóc sức khỏe bản thân, chăm chỉ rèn luyện thể thao, sinh hoạt điều độ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn hãy đi khám và điều trị sớm.  

Kết hợp sử dụng kem bôi giãn tĩnh mạch ...... nhập khẩu đức sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh về suy giãn tĩnh mạch.

Sản phẩm chiết xuất từ tự nhiên, tích hợp hai thành phần dịch chiết lá của cây hạt dẻ ngựa – là thảo dược kinh điển trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, kết hợp dịch chiết lá nho đỏ cùng với các loại dầu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ các chứng suy giãn tĩnh mạch, kích thích lưu thông máu, giảm chứng nặng chân và phù nề do suy giãn tĩnh mạch, giảm cảm giác mệt mỏi, đau nhức ở chân và cánh tay, làm dịu da chân, dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da.

suy giãn tĩnh mạch chân

Rosskastanien được công ty Thanh Trang phân phối độc quyền tại Việt Nam

 ------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website:  http://thanhtrangpharma.vn/
☎️ Hotline: 0967.302.828
Lưu ý: Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn."

Bài viết liên quan