PHƯƠNG PHÁP GIẢM NHỨC RĂNG TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Người Việt Nam có câu "Nhức mắt thứ nhất, đau răng thứ hai" để chỉ cảm giác đau răng vô cùng khó chịu. Nhận biết ngay các phương pháp giảm đau răng hiệu quả mà dễ dàng khi sử dụng. 

 

1. Đau nhức răng là gì?

Đau răng là cảm giác đau nhói trong miệng hoặc trên răng. Cơn đau có thể đau buốt, nhức nhối hoặc âm ỉ. Bạn thường cảm thấy đau khi dây thần kinh bên trong răng bị kích thích, như thể răng bị lung lay.

Nguyên nhân gây ra đau nhức răng thường xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Không chăm sóc răng miệng thường xuyên hoặc ít khi đi khám răng định kỳ.  Một số vấn đề về răng bạn có thể gặp, bao gồm:

•    Áp xe răng

•    Sâu răng

•    Răng bị nứt hoặc hỏng

•    Nhiễm trùng răng hoặc răng mọc lệch đâm xuyên qua da

•    Do niềng răng gặp vấn đề

dau-rang

Lưu ý, giữ vệ sinh răng miệng tốt để ngăn ngừa đau răng bằng cách đánh răng hai lần một ngày và đến phòng khám nha khoa để kiểm tra răng thường xuyên.

Nếu bị đau răng, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Nếu việc đi khám răng không thuận tiện, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà. 

2. Triệu chứng đi kèm cơn đau răng

Ngoài cơn đau nhức răng, bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như:

•    Nướu xung quanh răng bị tấy đỏ, sưng kèm đau

•    Đau nhức răng tăng lên khi cắn chặt răng

•    Đau đầu 

•    Nếu đau nhức răng là do nhiễm trùng thì có thể sẽ có sốt kèm theo.

3. Phương pháp giúp giảm nhức răng hiệu quả  tại nhà

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để giảm đau nhức răng hiệu quả như sau:

3.1 Chườm lạnh

Nếu nguyên nhân gây đau răng là do chấn thương, thì việc chườm lạnh lên vùng đau sẽ giúp giảm viêm và giảm đau tạm thời. 

Bạn nên dùng túi chườm lạnh hoặc nước đá để chườm vào chỗ đau trong khoảng 20 phút và lặp lại sau 2-3 tiếng.

dau-rang

3.2 Súc miệng bằng nước muối

Nước muối súc miệng cũng có thể giúp giảm đau răng vì nước muối có tác dụng chống viêm và cải thiện quá trình chữa lành vết thương một cách tự nhiên. 

Bạn có thể tự pha nước muối theo công thức 1 thìa muối pha với ½ cốc nước ấm hoặc có thể dùng nước muối sinh lý pha sẵn. Súc miệng bằng nước muối giúp thúc đẩy quá trình di chuyển của tế bào, điều này rất quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương. 

3.3 Súc miệng bằng nước pha oxy già

Hỗn hợp oxy già pha loãng (có chứa hydrogen peroxide) cũng giúp giảm đau và viêm cho răng. Đây là một cách thay thế cho việc súc miệng bằng nước muối. 

Công thức rất đơn giản: trộn dung dịch oxy già với một lượng nước tương đương. Ngậm hỗn hợp trong miệng trong vài phút rồi nhổ ra. Lưu ý, tuyệt đối không nuốt dung dịch oxy già vào bụng.

3.4 Sử dụng tỏi tươi

Có nhiều bằng chứng cho thấy tỏi cũng có thể giúp giảm đau. Theo các chuyên gia, trong tỏi tươi có chứa chất allicin có tác dụng kháng khuẩn. Nếu bạn bị đau răng, bạn có thể nhai tép tỏi hoặc nghiền nát tỏi cho vào vùng răng bị đau sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể pha bột tỏi hoặc nghiền nát tép tỏi rồi pha với nước súc miệng.

dau-rang

3.5 Túi trà bạc hà

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bạc hà có thể giảm đau hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng bạc hà có thể ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn. 

Nếu bạn bị đau răng, bạn nên sử dụng túi trà bạc hà lạnh và đắp lên chỗ đau. Ngoài ra, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào miếng bông gòn và thoa trực tiếp lên răng bị đau. 

3.6 Vệ sinh răng với chỉ nha khoa và bàn chải

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau răng, bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Vì đôi khi thức ăn còn sót lại giữa hai kẽ răng có thể gây kích ứng nướu và gây đau răng. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn từ kẽ răng và chải răng kỹ bằng kem đánh răng có fluor. Cuối cùng, súc miệng bằng nước súc miệng bạc hà. Bạn nên súc miệng thật sạch trong khoảng 30 giây để mang lại hiệu quả tốt nhất..

dau-rang

3.7 Bôi thuốc giảm đau 

Sử dụng thuốc mỡ và gel có chứa benzocain để bôi ngoài da có hiệu quả trong việc giảm đau răng từ nhẹ đến trung bình. Bạn có thể mua thuốc giảm đau tại chỗ tại cửa hàng thuốc tây gần nơi sinh sống.

3.8 Sử dụng thuốc giảm đau

Hầu hết các loại thuốc giảm đau không kê đơn đều có hiệu quả trong việc giảm đau răng. Tuy nhiên, thuốc giảm đau NSAID hiệu quả hơn vì chúng giúp giảm đau và có đặc tính chống viêm khi bị nhiễm trùng. Nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc. 

Đối với những cơn đau răng nghiêm trọng, hãy kết hợp sử dụng NSAID như ibuprofen với thuốc giảm đau như Tylenol để giảm đau hiệu quả hơn. 

dau-rang

4. Làm sao để ngăn ngừa đau răng

Nếu bạn đã từng bị đau răng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ muốn bị lại nữa. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa đau răng là tập trung chăm sóc răng miệng thật tốt: 

• Giảm đồ ngọt và đồ ăn nhẹ, chỉ ăn trong bữa ăn 

• Uống ít đồ uống có ga hơn

• Đánh răng hai lần một ngày 

• Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và có thể dùng thêm nước súc miệng

• Kiểm tra răng định kỳ mỗi năm một lần. 

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về chăm sóc sức khỏe, đừng bỏ lỡ mục tin tức, nơi cung cấp đầy những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe nhé.

Theo dõi web thanhtrangpharm.vn để đón đọc những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé

Bài viết liên quan