SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN VÀ 10 LƯU Ý AI CŨNG CẦN BIẾT

Suy giãn tĩnh mạch chân là một tình trạng bệnh mãn tính phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh. Phụ nữ trung niên hoặc phụ nữ đã sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.

Dưới đây là 10 điều mọi người nên biết, đặc biệt là những người đã hoặc đang có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân, nên áp dụng ngay:

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Hạn chế ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài là thay đổi quan trọng nhất mà bệnh nhân cần lưu ý. Khi ngồi được khoảng 30 - 45 phút, bạn cần đứng dậy đi lại, thư giãn các khớp và cơ bắp.

Hạn chế sử dụng giày cao gót vì điều này gây áp lực nhiều hơn cho chân và làm giãn tĩnh mạch nhiều hơn. Bạn hãy chọn mặc quần áo rộng rãi, thoải mái thay vì những bộ đồ bó sát không co giãn tốt khiến quá trình lưu thông sẽ bị cản trở. Tạo thói quen gác chân lên cao nếu bạn ngủ và làm việc ở một chỗ quá lâu.

2. Tăng cường tập thể dục thể thao điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức bền thành mạch và tăng cường lưu thông máu, chẳng hạn như: bơi lội, đạp xe, yoga, khiêu vũ,….. Người bị suy giãn tĩnh mạch nên tránh chạy nhanh và tập thể dục gắng sức.

suy-gian-tinh-mach

3. Thực hiện bài tập nâng chân và massage chân

Bài tập nâng cao chân giúp chân bạn thư giãn và kích thích lưu lượng máu, đồng thời giảm đau và sưng chân do hoạt động cả ngày dài. Bạn nằm ngửa, chống chân vào tường, giữ nguyên tư thế này ít nhất 5 phút với tần suất 1-2 lần / ngày.

Mát-xa cũng giúp giảm các triệu chứng. Dùng toàn bộ lực của bàn tay hoặc đầu ngón tay để xoa bóp nhẹ nhàng từ gót chân đến đầu gối. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy dừng lại và chỉ cần nâng cao chân.

4. Dinh dưỡng đầy đủ

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đặc biệt cần bổ sung vitamin C, vitamin E và collagen. Giấm táo cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu và chống viêm. Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ rất cần thiết trong việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chất xơ được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,....

suy-gian-tinh-mach

5. Mang vớ y khoa giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Việc mang vớ y khoa đúng cách sẽ giúp cơ và hệ thống tĩnh mạch của bạn lưu thông máu đến tim. Những người thường xuyên phải đứng, đi lại, ngồi lâu nên mang vớ y tế để chống ứ đọng máu ở chân. Bạn nên mang chúng vào buổi sáng và sử dụng chúng suốt cả ngày. Nếu cảm thấy không thoải mái, thì cứ cách 3 tiếng bạn có thể tháo vớ ra khoảng 30 phút đến 1 tiếng để chân được thoải mái.

6. Giảm cân khi bị thừa cân

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch. Vì vậy, bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để giữ cân nặng ở mức vừa phải.

suy-gian-tinh-mach

7. Dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Ngoài tác dụng giảm đau, chống viêm và làm tan cục máu đông, uống thuốc còn giúp làm bền thành mạch, tuy nhiên việc dùng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

8. Sử dụng kem bôi giãn tĩnh mạch

Sử dụng kem bôi giúp nuôi dưỡng và chăm sóc tĩnh mạch bị tổn thương, chữa lành và tăng sức bền thành tĩnh mạch. Sử dụng kem hàng ngày là cách hiệu quả để đẩy nhanh quá trình điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả của nó còn tùy thuộc vào loại kem  mà bạn sử dụng.

Kem bôi suy giãn tĩnh mạch Rosskastanien Chiết xuất từ lá cây hạt dẻ ngựa và lá nho đỏ, kết hợp cùng dầu jojoba, dầu bơ, lúa mạch, mật ong giúp: 

Giảm cảm giác đau nhức

Hỗ trợ kích thích lưu thông máu

Giúp giảm cảm giác nặng chân

Dưỡng ẩm cho da, giúp da luôn mềm mại và mịn màng

suy-gian-tinh-mach

9. Khám chuyên khoa tim mạch định kỳ

Bệnh nhân nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện chấn thương kịp thời và có kế hoạch điều trị cũng như phòng ngừa kịp thời.

10. Điều trị ngoại khoa khi cần thiết

Nếu các giải pháp trên không mang lại hiệu quả như mong muốn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện các biện pháp như điều trị xơ hóa, đốt bằng sóng cao tần, laser nội mạch, phẫu thuật cắt bỏ giãn tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch khi có chỉ định với những tổn thương giai đoạn muộn.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về chăm sóc sức khỏe, đừng bỏ lỡ mục tin tức, nơi cung cấp đầy những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe nhé.

Theo dõi web thanhtrangpharm.vn để đón đọc những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé

Bài viết liên quan