Tầm quan trọng của vitamin K đối với sức khỏe của chúng ta

Khi nhắc đến vitamin K, hầu hết chúng ta thường sẽ nghĩ đến chức năng cải thiện nồng độ insulin và bảo vệ tim mạch. Tuy nhiên, vitamin K còn có rất nhiều công dụng đối với cơ thể mà bạn chưa biết. Hãy cùng Thanh Trang Pharma tìm hiểu về vấn đề này bạn nhé.

 

Khái niệm vitamin K

Vitamin K tan trong dầu và trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa khoáng chất của xương

Vitamin K là một trong những vitamin cần thiết cho cơ thể, chúng tan trong dầu và trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa khoáng chất của xương, duy trì hoạt động của não bộ. Khi cơ thể thiếu vitamin K thì máu sẽ không đông được, từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vitamin K được chia làm hai loại là vitamin tự nhiên và vitamin tổng hợp. Trong đó, vitamin K tự nhiên được phân thành 2 loại là:

-  Vitamin K1 có trong thức ăn tự nhiên

- Vitamin K2 được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích trong ruột

Vitamin K tổng hợp được chia thành 3 loại là:

  • Vitamin K3

  • Vitamin K4

  • Vitamin K5

Vitamin K thường có nhiều trong các thực phẩm như cần tây, dưa chuột, măng tây, rau quế tây, ngò tây, trứng…

Công dụng của vitamin K đối với sức khỏe

Đối với quá trình đông máu

Vitamin K có khả năng kích thích protein để hình thành các cục máu đông, mà đông máu được coi là quá trình quan trọng giúp cầm máu ở quá trình chấn thương.

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin K mà bạn cần lưu ý là chảy máu ở phần nướu hoặc mũi cùng với các vết bầm tím. Vì vậy mà những người dùng thuốc làm loãng máu thường được khuyến nghị kiểm soát vitamin K.

Sức khỏe tim mạch

Theo một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ với 388 người cho kết quả: Vitamin K1 được tìm thấy làm chậm quá trình vôi hóa động mạch vàng ở những người cao tuổi. Từ đó, hạn chế được tình trạng nhồi máu cơ tim, hay những bệnh lý tim mạch.

Bên cạnh đó, vitamin K cũng đảm nhận chức năng mang canxi ra khỏi mạch máu, để hạn chế quá trình hình thành những mảng bám, tránh gây hiện tượng tắc nghẽn mạch máu ở cơ thể.

Bảo vệ xương khớp 

Vitamin K giúp duy trì sự ổn định của nồng độ canxi trong xương, làm giảm tình trạng thoái hóa, nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vitamin K cũng giúp kích hoạt Osteocalcin để lấy Canxi trong máu liên kết với các cấu trúc ở xương. 

Từ đó, đảm bảo hệ xương được phát triển đồng đều, ít xảy ra trường hợp gãy xương.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cần có chế độ bổ sung vitamin K đầy đủ, thông qua thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nhằm tránh trường hợp thiếu canxi, cải thiện sức khỏe xương, làm tăng lượng protein cần thiết để duy trì canxi trong xương. 

Bảo vệ chức năng não bộ 

Đối với hệ thống thần kinh, vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng não bộ. Chúng liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển hóa của sphingolipids. 

Sphingolipids là một nhóm chất thường thấy trong màng tế bào não, giúp điều khiển hành vi vận động và nhận thức của chúng ta. Chúng cũng giúp chống viêm và bảo vệ não khỏi các gốc tự do, hạn chế được những căng thẳng.

Phân loại vitamin K và hàm lượng


Như đã đề cập ở trên, vitamin K được chia thành hai loại là vitamin K tự nhiên và vitamin K tổng hợp. Và vitamin K chính là tên gọi chung của các các vitamin K1,K2,K3.

  • Vitamin K1 được gọi là phytomenadion, chúng có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, cà chua, bắp cải, rau má…

  • Vitamin K2 có tên gọi là menaquinon, chúng được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích sống trong ruột con người. Và có nhiều trong các loại thịt, pho mát, trứng.

  • Vitamin K3 có tên gọi là menadion, chúng tổng hợp bằng phản ứng hóa học và thường được dùng làm thuốc, loại vitamin K này có độc tính.

Vitamin K có hàm lượng :

  • Viên nén 2mg, 5mg và 10mg.

  • Viên nang.

  • Dung dịch tiêm

Liều lượng sử dụng vitamin K theo độ tuổi 

 Đối với người lớn thiếu hụt vitamin K do thiếu dinh dưỡng: Uống 10-40 mg mỗi ngày.

 Đối với liều dùng thông thường dành cho người lớn: Uống 5mg

 Đối với người lớn, liều dùng bổ sung dinh dưỡng là: Nam giới uống 120 mcg/ngày; Nữ giới uống 90 mcg/ngày.

Đối với trẻ em: 

  • Trẻ từ 0-6 tháng, bạn cho trẻ uống 2 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 6-12 tháng, bạn cho trẻ uống 2.5 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 1-3 tuổi, bạn cho trẻ uống 30 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 4-8 tuổi, bạn cho trẻ uống 55 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 9-13 tuổi, bạn cho trẻ uống 60 mcg mỗi ngày

  • Trẻ từ 14-18 tuổi, bạn cho trẻ uống 75 mcg mỗi ngày.

 Cách bổ sung vitamin K cho cơ thể

Để bổ sung vitamin K đầy đủ cho cơ thể, bạn cần xây dựng một chế độ ăn có chứa các thực phẩm chứa vitamin K1, K2. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin K mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày là: 

  • Rau bina, rau củ, hành lá, bắp cải, bông cải xanh

  • Gan bò, thịt bò xay, ức gà

  • Kiwi, bơ, blackberries, quả việt quất, mận khô, lựu;

  • Phô mai mềm

  • Đậu thận

  • Hạt thông, hạt điều

Sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin K

Hầu hết những thực phẩm chức năng chứa vitamin K thường được kết hợp với nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau như canxi, magie, vitamin D.

Và hầu hết vitamin K được bổ sung đều là K1, K2 ở dạng tổng hợp, giúp cơ thể có thể hấp thụ tốt hơn.

Trên đây là những phân tích của Thanh Trang Pharma về vấn đề tầm quan trọng của vitamin K đối với cơ thể, mong rằng với những phân tích của chúng tôi, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe. Dù bổ sung vitamin K ở dạng tổng hợp hay tự nhiên bạn cũng cần nhớ các khuyến nghị về liều lượng và lượng vitamin K cần thiết hàng ngày có thể thay đổi tùy theo tuổi và giới tính. Và việc bổ sung vitamin K cũng nên cẩn trọng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết liên quan