BA MẸ CẦN LÀM GÌ KHI BÉ BỊ CHÂN VÒNG KIỀNG

Các bà, các mẹ và các chị  vẫn thường nhắc nhau khi chăm sóc con nhỏ “không bế cắp nách” để hạn chế trẻ bị chân vòng kiềng. Tuy nhiên, đây chỉ 1 nguyên nhân nhỏ khiến trẻ bị vòng kiềng mà còn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị chân vòng kiềng và làm sao để tránh cho bé bị chân vòng kiềng?

1. Chân bình thường.

Chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là chân bình thường nhé.

  • Chân bình thường là khi đứng  hai chân luôn thẳng và song song với nhau.

  • Khi đứng,  đầu gối và  mắt cá chân bên trong gần nhau và chạm vào nhau.

2. Chân vòng kiềng hay còn gọi là chân chữ o hoặc chân cong.

Dấu hiệu nhận biết con bị chân vòng kiềng

  • Chân uốn cong như một cánh cung, mắt cá chân ở vị trí bình thường, tuy nhiên đầu gối lại cong ra ngoài và tạo khoảng cách rộng.

  • Chân vòng kiềng thường do đầu gối bị kéo sang một bên. Chúng có thể xoay sang một bên ép đầu gối ra bên ngoài.

 

chan-vong-kieng

Dầu hiệu nhận biết chân vòng kiềng.

3. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng.

Hiểu đúng nguyên nhân ba mẹ sẽ giúp hạn chế tình trạng chân vòng kiềng ở con.

  • Trẻ bị thiếu vitamin D dẫn đến còi xương đây chính là nguyên nhân khiến chân trẻ bị vòng kiềng.

  • Trẻ tập đứng hoặc tập đi quá sớm.

  • Trẻ em bị thừa cân hoặc  béo phì khiến đôi bàn chân bị quá tải với trọng lượng cơ thể

  • Do tập tục thói quen lối sống không tốt ở một số khu vực, chẳng hạn như : Cõng trẻ em trên lưng hoặc  thường xuyên  cưỡi ngựa, lừa, v.v.

4. Các biện pháp giúp hạn chế chân vòng kiềng ở trẻ.

4.1. Cho con bú sữa mẹ.

  • Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, vì vậy cần cho trẻ bú  mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

  • Sữa mẹ có chứa vitamin D, một loại vitamin giúp trẻ hạn chế tình trạng còi xương (còi xương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trẻ bị chân vòng kiềng).

  • Đến tuổi ăn dặm, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng như cung cấp đủ lượng calci và vitamin D cần thiết cho bé từ các sản phẩm từ sữa hay lòng đỏ trứng…

4.2. Nắn chân tay cho bé.

  • Nắn chân cho bé một cách nhẹ nhàng và nắn đều cả hai chân giúp lưu thông máu đồng thời rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

  • Khi nắn chân cho trẻ, trẻ thường rất thích thú và có xu hướng duỗi thẳng chân, cha mẹ cần nắn cho bé theo chiều hướng vào trong và từ đùi xuống mắt cá chân, giúp bé hạn chế tật vòng kiềng.

  • Ba mẹ nên nắn chân hàng ngày và đều đặn cho bé trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

  • Lưu ý: Nếu là chân cong sinh lý thì bé trên 1 tuổi xương hoàn thiện hơn thì tình trạng chân vòng kiềng, chân cong sẽ hết.

chan-vong-kieng

Nắn chân cho trẻ giúp hạn chế chân vòng kiềng.

4.3. Không bắt trẻ tập đi sớm.

  • Ba mẹ không nên cho trẻ ngồi xe tập đi quá sớm.

  • Ba mẹ không nên tập đi cho trẻ bằng cách cầm tay hay đỡ nách của trẻ

  • Thời gian thích hợp để ba mẹ tập đi cho bé là ngoài 9 tháng, lúc này xương cứng hơn sẽ hạn chế được tình trạng chân vòng kiềng.

Lưu ý:

Trọng lượng của cơ thể thường gây áp lực lên chân, vì vậy đừng ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm, vì lúc này xương chân của trẻ còn yếu cũng như chưa có đủ thời gian để phát triển. Nếu tập đi quá sớm xương yếu kèm sức nặng của cơ thể sẽ khiến chân trẻ bị cong dẫn đến chân vòng kiềng.

chan-vong-kieng

Tập đi sớm ở trẻ là nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng.

 

4.4. Bổ sung đầy đủ và vitamin D và canxi cho trẻ.

  • Thiếu vitamin D lâu dài sẽ làm giảm  hấp thu canxi và phốt pho, ảnh hưởng đến sự phát triển  xương ở trẻ.

  • Vitamin D và canxi  giúp xương của trẻ phát triển khỏe mạnh, vì vậy ba mẹ nên bổ sung đồng thời  canxi và vitamin D để giúp trẻ có hệ xương phát triển tốt nhất, hạn chế chân vòng kiềng.

Lưu ý: Trẻ thiếu calci và vitamin D sẽ thường quấy khóc, vặn mình, ra nhiều mồ hôi và chậm phát triển chiều cao….

4.5. Tắm nắng cho trẻ.

  • Buổi sáng sớm ánh nắng mặt trời thường chứa nhiều vitamin D, việc tắm nắng  giúp cơ thể trẻ hấp thu được lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

  • Bổ sung đủ vitamin D cho trẻ sẽ hạn chế được các bệnh về xương, và đặc biệt là bệnh còi xương - đây chính là nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng ở trẻ.

Lưu ý: Với những bé lớn từ 2 đến 5 tuổi chân bị cong nhiều, ba mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được thăm khám và tư vấn về việc can thiệp phẫu thuật chỉnh xương.

5.Mách mẹ phương pháp tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng.

Phương pháp giữ thăng bằng với sách.

  • Bé tập đi theo đường thẳng và đặt quyển sách trên đầu.

  • Khi di chuyển hãy cố gắng giữ thăng bằng không để sách rơi xuống sàn.

  • Mục đích: Muốn sách không rơi thì cần tập trung vào bước đi. Điều quan trọng là chân, lưng và hông phải thẳng để giữ thăng bằng và do đó khắc phục được tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.

6. Mách mẹ phương pháp chữa chân vòng kiềng bẩm sinh cho trẻ.

  • Cố định hình dạng xương như: nẹp chân hoặc bó bột.
  • Phẫu thuật sắp lại xương.

Lưu ý: Nếu phương pháp bó chân không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật khi có sự đồng ý của ba mẹ trẻ.

Lời kết

Hầu hết trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm cuộn tròn khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng cong chân sinh lý và chân trẻ sẽ tự thẳng mà không cần xoa bóp hay điều trị gì.

Để đôi chân của bé được khỏe, đẹp thì mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Các thành phần dinh dưỡng cũng như vitamin và đặc biệt là vitamin D trong sữa mẹ sẽ giúp hệ xương phát triển sẽ hạn chế tật vòng kiềng ở trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ không nên nôn nóng cho bé tập đi sớm khi trẻ chưa phát triển toàn diện vì như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe đôi chân cũng như giúp hình thể của trẻ sau này sẽ đẹp hơn.

chan-vong-kieng

Vitamin D3+ K2 Drops Sanct Bernhard bổ sung D3 và K2 giúp hỗ trợ tăng cường hấp thu canxi vào xương, giúp xương và răng chắc khỏe. Hỗ trợ gairm nguy cơ còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở người già. Sản phẩm nhập khẩu chính hãng Sanct Bernhard và được Thanh Trang Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam.

 
 
 

Bài viết liên quan