Chi tiết về cách phân biệt nám và tàn nhang chuẩn khoa học

Nám và tàn nhang xuất hiện gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người mắc, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau và có không ít chị em chưa biết cách phân biệt nám và tàn nhang. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em nhận diện sự khác biệt giữa nám và tàn nhang theo tiêu chí khoa học, phân tích nguyên nhân gây ra và các phương pháp điều trị hiệu quả. Theo dõi ngay!

1. Cách phân biệt nám và tàn nhang chuẩn khoa học

Tuy biểu hiện bên ngoài đều là những vết đốm sậm màu trên da, tuy nhiên nám và tàn nhang lại là hai tình trạng khác nhau hoàn toàn cả về tính chất, nguyên nhân và độ tuổi xuất hiện. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa nám và tàn nhang:

Yếu tố Nám Tàn nhang
Vị trí xuất hiện Thường xuất hiện ở vùng mặt, đặc biệt là má, trán, mũi, cằm. Thường ở mặt, cổ, lưng, ngực và các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Kích thước Có thể lớn nhỏ không đều nhau, tạo thành chấm như đầu đũa, đầu bút hoặc thành các mảng lớn có viền Thường là các chấm nhỏ, có kích thước đều
Màu sắc Nâu hoặc xám đen Vàng, đỏ hoặc nâu
Tính chất Chân nám có thể nằm ở các lớp nông (thượng bì, biểu bì) hoặc các lớp sâu (trung bì, hạ bì) Tàn nhang thường xuất hiện ở lớp da nông (thượng bì, biểu bì
Tình trạng da khác kèm theo Da có thể khô và có các dấu hiệu lão hoá Da thường không bị ảnh hưởng, chỉ có các đốm tàn nhang
Tác động của ánh nắng mặt trời Nám da có thể lan rộng và đậm hơn Các nốt tàn nhang có thể mọc nhiều và đậm màu hơn
Đối tượng thường gặp

Phổ biến ở người trưởng thành, phụ nữ sau 30

Có thể xuất hiện ở mọi màu da khác nhau

Xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường ở người da trắng, sáng màu, người có làn da mỏng mịn

Dựa vào bảng so sánh này, chị em có thể nắm được cách phân biệt nám và tàn nhang để biết bản thân đang mắc tình trạng nào, từ đó tìm biện pháp chăm sóc da và điều trị phù hợp.

chi-tiet-ve-cach-phan-biet-nam-va-tan-nhang-chuan-khoa-hoc-2

2. Tại sao nám và tàn nhang lại là hai tình trạng khác nhau?

Nám và tàn nhang là hai tình trạng da khác nhau do nguyên nhân và cơ chế hình thành của chúng:

NGUYÊN NHÂN

  • Nám: Nám thường do rối loạn nội tiết tố, tác động của ánh nắng mặt trời, yếu tố di truyền và những thay đổi sinh lý như mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, hoặc stress.
  • Tàn nhang: Tàn nhang hình thành chủ yếu do sự rối loạn sản xuất melanin của cơ thể. Ánh nắng mặt trời có thể làm đậm vết tàn nhang, tuy nhiên không phải nguyên nhân chính.

CƠ CHẾ KHÁC NHAU

  • Nám: Cơ chế hình thành nám phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố. Tổn thương da từ ánh sáng mặt trời, mỹ phẩm hay môi trường kích thích sự sản sinh melanin không đều và sự tích tụ melanin trong các tế bào da, gây các mảng nám. Một nguyên nhân phổ biến khác là rối loạn nội tiết tố, khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời và thúc đẩy hormone MSH hoạt hoá tế bào hắc tố sản xuất melanin.
  • Tàn nhang: Tàn nhang hình thành do sự rối loạn sản xuất sắc tố melanin bẩm sinh của cơ thể. Melanin là sắc tố bảo vệ da khỏi tia UV, nhưng khi sản sinh quá mức, nó sẽ tạo thành các đốm tàn nhang. Bên cạnh đó, cơ thể còn tăng cường sản sinh melanin khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

chi-tiet-ve-cach-phan-biet-nam-va-tan-nhang-chuan-khoa-hoc-3

3. Nám và tàn nhang - tình trạng nào khó chữa hơn?

Việc điều trị nám và tàn nhang đòi hỏi sự kiên nhẫn và phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, cả hai tình trạng này đều có những khó khăn riêng trong quá trình điều trị:

NGUYÊN NHÂN PHỨC TẠP HƠN

  • Nám: Nám do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm nội tiết tố, ánh nắng mặt trời, yếu tố di truyền và stress. Các nguyên nhân này có thể phối hợp với nhau gây nám. Điều này làm cho việc xác định nguyên nhân gốc rễ và điều trị nám trở nên khó khăn hơn so với tàn nhang.
  • Tàn nhang: Tàn nhang chủ yếu do yếu tố di truyền, nên việc điều trị bằng các biện pháp ngoài da hiện nay không thể thay đổi được yếu tố này mà chỉ có thể làm mờ các đốm tàn nhang. Tuy vậy, các đốm tàn nhang nằm gần bề mặt da nên có thể dễ dàng ức chế melanin thông qua tác động bằng laser, lăn kim hoặc peel da.

PHẢN ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ

  • Nám: Nám da khó đáp ứng với các phương pháp điều trị như kem bôi ngoài da và thường đòi hỏi sự kiên trì trong một thời gian rất dài. Các phương pháp như kem chống nắng, thuốc điều trị nội tiết, liệu pháp laser chỉ có thể giúp làm mờ nám nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn. Nám cũng có xu hướng tái phát sau khi ngừng điều trị.
  • Tàn nhang: Tàn nhang cũng khó điều trị dứt điểm vì yếu tố di truyền. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị như kem chống nắng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và liệu pháp laser có thể giúp giảm thiểu màu sắc và số lượng tàn nhang nhanh chóng.

chi-tiet-ve-cach-phan-biet-nam-va-tan-nhang-chuan-khoa-hoc-4

Phân biệt nám và tàn nhang là bước quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị da. Dù có nhiều điểm khác biệt về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị, việc bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và chăm sóc da đúng cách vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Đối với những người bị nám, cần kiên nhẫn và thực hiện các phương pháp điều trị lâu dài để đạt được hiệu quả tốt nhất. Còn đối với tàn nhang, việc duy trì các biện pháp bảo vệ da đơn giản sẽ giúp da luôn sáng đẹp và khỏe mạnh.

Bài viết liên quan