icon-comment 4

Nội tiết tố là gì? Cách cân bằng nội tiết cho cơ thể

Nội tiết tố là gì và chúng ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể bạn? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của nội tiết tố trong sức khỏe, cảm xúc và hoạt động hàng ngày.

noi tiet to la gi
Tìm hiểu về nội tiết tố là gì?

1. Nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố (hormone) là chất truyền tin hóa học của cơ thể. Chúng di chuyển trong máu đến các mô hoặc cơ quan. Nội tiết tố rất cần thiết cho sự sống và sức khỏe. Đến nay các nhà khoa học đã xác định được hơn 50 loại hormone trong cơ thể con người. 
Nội tiết tố kiểm soát nhiều quá trình khác nhau của cơ thể, bao gồm:

  • Sự trao đổi chất.
  • Sự cân bằng nội môi, chẳng hạn như điều hòa huyết áp, lượng đường trong máu, cân bằng điện giải và nhiệt độ của cơ thể. 
  • Sự tăng trưởng và phát triển. 
  • Chức năng tình dục.
  • Sinh sản.
  • Chu kỳ giấc ngủ.
  • Tâm trạng.

Nếu thiếu một hoặc nhiều hormone cơ thể sẽ bị rối loạn nội tiết tố, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 

2. Vai trò của nội tiết tố trong cơ thể

Hormone hay nội tiết tố là chất truyền tin hóa học ảnh hưởng và quản lý các quá trình của cơ thể. Mỗi hormone đóng một hoặc nhiều vai trò nhất định, thông thường nội tiết tố có 2 tác dụng đặc trưng bao gồm:

2.1. Kiểm soát các hoạt động của cơ thể 

Nội tiết tố ảnh hưởng và quản lý gần như tất cả các quá trình hoạt động của cơ thể. 

Thông thường, một quá trình của cơ thể có thể liên quan đến phản ứng của một số hormone khác nhau. Hãy tưởng tượng hormone như một chiếc chìa khóa, còn các tế bào của mô đích là ổ khóa. Nếu chìa khóa phù hợp với ổ khóa thì nó sẽ hoạt động; hormone sẽ truyền tải một thông điệp khiến vị trí đích thực hiện các hành động cụ thể. 

tim hieu ve noi tiet to

2.2. Tác dụng giao tiếp

Loại đầu tiên là giao tiếp giữa 2 tuyến nội tiết. Một tuyến tiết ra một hormone, kích thích tuyến khác thay đổi mức độ hormone mà nó tiết ra. Ví dụ sự giao tiếp giữa tuyến yên và tuyến giáp. Tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH), kích hoạt tuyến giáp tiết ra hormone.
Loại thứ 2 là giao tiếp giữa tuyến nội tiết và cơ quan đích. Ví dụ khi tuyến tụy của bạn giải phóng insulin, sau đó tác động lên cơ và gan để giúp xử lý glucose. 

3. Dấu hiệu rối loạn hoặc mất cân bằng nội tiết tố

Vì cơ thể sản xuất hơn 50 loại hormone khác nhau - tất cả đều góp phần vào chức năng của cơ thể. Vì vậy, bạn có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng mất cân bằng hormone mà bạn gặp phải. 
Các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố  điển hình bao gồm:

  • Nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Táo bón
  • Tiêu chảy hoặc đi tiểu thường xuyên hơn
  • Tê và ngứa ran ở tay
  • Nồng độ cholesterol trong máu cao hơn bình thường
  • Trầm cảm hoặc lo âu
  • Không thể chịu được nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ ấm
  • Da và tóc khô, thô ráp
  • Da mỏng, ấm và ẩm
  • Sự phân bố mỡ trong cơ thể không đều
  • Da sẫm màu ở nách hoặc sau và hai bên cổ ( bệnh gai đen )
  • Khát nước dữ dội và đi tiểu thường xuyên.

4. Nguyên nhân gây mất cân bằng, rối loạn nội tiết tố

Trong suốt cuộc đời nồng độ hormone của bạn sẽ tăng, giảm một cách tự nhiên. Một số giai đoạn nhất định trong cuộc đời sẽ gây ra những thay đổi và biến động mạnh mẽ hơn về hormone như: Tuổi dậy thì, mang thai, thời kỳ mãn kinh,...

Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể chỉ là tạm thời, có thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc hoặc các biện pháp kiểm soát căng thẳng hợp lý. 

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể là yếu tố gây ra tình trạng mất cân bằng, rối loạn nội tiết tố như:

  • Khối u, u tuyến hoặc các khối u khác
  • Tổn thương tuyến nội tiết
  • Các tình trạng tự miễn dịch.

5. Cách cân bằng nội tiết tố tự nhiên

Một số thói quen sinh hoạt như tập thể dục thường xuyên và ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng với protein và chất xơ, có thể giúp cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên.

cach bo sung noi tiet to

5.1. Bổ sung đầy đủ protein trong chế độ ăn

Tiêu thụ đủ lượng protein là vô cùng quan trọng. Protein không chỉ cung cấp các axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra, mà còn giúp sản xuất các hormone có nguồn gốc từ protein — còn được gọi là hormone peptide.

Hormone peptide đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều quá trình sinh lý, chẳng hạn như tăng trưởng, chuyển hóa năng lượng, cảm giác thèm ăn, căng thẳng và sinh sản.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn protein làm giảm hormone đói ghrelin và kích thích sản xuất các hormone giúp bạn cảm thấy no.

Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn tối thiểu 25–30 gam protein mỗi bữa ăn. Bạn có thể làm điều này bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu protein như: trứng, ức gà, đậu lăng, cá,...

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ bổ sung nội tiết tố như Tinh Dầu Hoa Anh Thảo - Một sản phẩm của thương hiệu Sanct Bernhard đang được Thanh Trang Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam.

5.2. Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe nội tiết tố. Ngoài việc cải thiện lưu lượng máu đến cơ bắp, tập thể dục còn làm tăng độ nhạy của thụ thể hormone, đồng nghĩa với việc tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng và tăng tín hiệu hormone.

5.3. Duy trì cân nặng vừa phải

Tăng cân có liên quan trực tiếp đến mất cân bằng hormone, dẫn đến rối loạn độ nhạy insulin và sức khỏe sinh sản.

Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn một lượng calo phù hợp với cơ thể giúp duy trì cân bằng hormone và cân nặng hợp lý.

5.4. Chăm sóc sức khỏe đường ruột

Ruột chứa hơn 100 nghìn tỷ vi khuẩn có lợi, sản xuất nhiều chất chuyển hóa ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hormone.

Hệ vi sinh đường ruột điều chỉnh hormone bằng cách điều hòa kháng insulin và cảm giác no.

Hormone tham gia vào mọi khía cạnh của sức khỏe. Bạn cần chúng ở mức cân bằng để cơ thể hoạt động tối ưu.

Mất cân bằng hormone làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và nhiều vấn đề khác.

Dù không kiểm soát được lão hóa hay một số yếu tố ảnh hưởng hormone, bạn vẫn có thể cải thiện bằng cách:

  • Ăn thực phẩm bổ dưỡng
  • Tập thể dục đều đặn
  • Ngủ đủ, thiền định và sống lành mạnh.

Trên đây là thông tin chi tiết về nội tiết tố. Việc hiểu rõ hơn về mức độ quan trọng của nội tiết tố, sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp để bảo vệ và duy trì sức khỏe cũng như cân bằng nội tiết tố trong cơ thể

Ai Không Nên Sử Dụng Tinh Dầu Hoa Anh Thảo?
Ai Không Nên Sử Dụng Tinh Dầu Hoa Anh Thảo?
Tinh dầu hoa anh thảo mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng phù hợp. Tìm hiểu ngay đối tượng không nên dùng để tránh rủi ro sức khỏe.
Hướng dẫn thải độc gan bằng nước chanh sả gừng
Hướng dẫn thải độc gan bằng nước chanh sả gừng
Thải độc gan bằng nước chanh sả gừng được nhiều người xem là công thức giải độc lành tính, hiệu quả giúp đẩy nhanh quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể.
6 Cách Giải Độc Gan Từ Thiên Nhiên Tại Nhà
6 Cách Giải Độc Gan Từ Thiên Nhiên Tại Nhà
Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thế giúp thanh lọc độc tố, chuyển hóa dinh dưỡng và duy trì năng lượng. Tuy nhiên, dưới tác động của rượu bia, thuốc tây, thuốc lá, thực phẩm độc hại và stress, gan dễ bị quá tải. Để hỗ trợ gan khỏe mạnh hơn, hoạt động tốt hơn bạn có thể áp dụng các cách giải độc gan từ thiên nhiên mà không cần dùng đến thuốc.
Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa là hành động cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Dưới đây là những hướng dẫn phòng chống dịch covid 19 được Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị
[KHÁM PHÁ] 8 CÁCH TRỊ KHÔ MẮT TẠI NHÀ CỰC ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
[KHÁM PHÁ] 8 CÁCH TRỊ KHÔ MẮT TẠI NHÀ CỰC ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
Khô mắt là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách trị khô mắt tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những phương pháp tự nhiên giúp giảm tình trạng khô mắt nhanh chóng.
TOP 10 CÁCH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHANH TẠI NHÀ VÀ AN TOÀN
TOP 10 CÁCH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHANH TẠI NHÀ VÀ AN TOÀN
Đường huyết cao không chỉ gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên và an toàn mà không cần phụ thuộc vào thuộc. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết 10 cách hạ đường huyết hiệu quả và an toàn nhất nhé!