icon-comment 4

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Rối loạn tiền đình là gì

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, nằm sau ốc tai với chức năng chính là duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể, phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình. Khi cơ thể thực hiện bất cứ hành động gì thì hệ thống tiền đình cũng nghiêng và lắc theo giúp cơ thể đạt được trạng thái thăng bằng.

Rối loạn tiền đình là gì

Bệnh rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể không giữ được cân bằng nên có cảm giác chóng mặt, buồn nôn và ù tai. Bao gồm 2 loại:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Đây là tình trạng xuất hiện khi tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình tổn thương hoặc có bệnh lý tắc mạch máu vùng gáy. Khi đó, người bệnh sẽ thường cảm thấy chóng mặt khi vận động hoặc thay đổi tư thế.
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Nguyên nhân của tình trạng này là do đường dây liên kết của nhân dây  tiền đình tiểu não và  thân não bị tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt sa sầm mặt mày, giảm khả năng đi lại hoặc choáng váng khi thay đổi tư thế…

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Mặc dù đến nay vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy tác nhân gây nên hội chứng này là vi khuẩn hoặc virus ở tai, chứng rối loạn tuần hoàn máu, chấn thương ở đầu … Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tuổi tác: người già thường rất dễ mất cảm giác thăng bằng hoặc những bệnh lý gây ra hiện tượng hoa mày chóng mặt.
  • Tiền sử chóng mặt: Những người trước đây từng bị chóng mặt thì cũng có nhiều khả năng sẽ tái diễn tình trạng này

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

  • Về cơ bản, rối loạn tiền đình không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được quan tâm đúng mức, nó lại là xúc tác gây nên nhiều bệnh lý khác. Điển hình có thể kể đến:
  • Rối loạn tiền đình gây nên hạn chế khả năng đi lại, cơ thể mất sức, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, người bệnh không vận động dễ mắc các bệnh lý khác.
  • Xuất hiện thường xuyên cơn đau đầu, ù tai gây cản trở khả năng tập trung làm việc, từ đó làm giảm chất lượng và số lượng công việc.
  • Tâm lý bực tức, cáu giận với người xung quanh.
  • Dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
  • Tăng nguy cơ mất thính lực.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Nhận biết rối loạn tiền đình như thế nào

Một số triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn tiền đình

Người rối loạn tiền đình sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Chóng mặt: người bệnh cảm thấy quay cuồng, khó khăn trong việc giữ thăng bằng, thậm chí không đứng lên được. Lý do là dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương hoặc hệ thần kinh bị chèn ép. Đa phần các trường hợp trên sau khi nghỉ ngơi các dấu hiệu trên sẽ chấm chứt.
  • Không ngủ được, lơ đễnh, không tập trung, thậm chí ngất xỉu do lượng máu được bơm lên não suy giảm, rối loạn chức năng tim mạch, tụt huyết áp. Các triệu chứng kéo dài càng khiến tình trạng bệnh trở nặng.
  • Mất thăng bằng nên khó khăn trong việc đi lại, luôn cảm thấy bấp bênh, muốn di chuyển phải bám víu vào người khác mới đi được. Nguyên nhân do sự tắc nghẽn tiểu não, tiền đình, mắt mà ra.

Các dấu hiệu của rối loạn tiền đình

Phân biệt thiếu máu não và rối loạn tiền đình.

Trên thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não chì hai bệnh này có những dấu hiệu tương đối giống nhau: chóng mặt, buồn nôn, ù tai và nhức đầu… Tuy nhiên đây lại là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về căn nguyên bệnh.

Hội chứng thiếu máu lên não: Đây là tình trạng lượng máu lên nuôi não bị giảm, chủ yếu gây ra bởi các bệnh mạn tính khác như: suy thận, hở van tim, xơ cứng mạch máu não, cao huyết áp … Ngoài ra, một số yếu tố như béo phì, thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia và ít vận động … cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hội chứng rối loạn tiền đình: Đây là tình trạng mất cân bằng về tư thế vì vậy người bệnh cảm thấy chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng khó khăn.

Về cơ bản, triệu chứng của rối loạn tiền đình không quá nguy hiểm nhưng khi nó xuất hiện kèm các triệu chứng như: sốt cao > 38 độ C, đau nhức đầu đột ngột, mất thị lực, khó nói, mất thính giác, run rẩy chân tay, tê ngón chân, ngón tay, dễ té ngã, nhịp tim nhanh hoặc đau tức ngực…. thì cần đi khám ngay vì những triệu chứng trên cảnh báo bệnh lý nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

để phòng tránh rối loạn tiền đình cần thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh ngồi lâu trước máy tính,  thường xuyên vân động các bài tập vùng, đầu, cổ gáy, uống đủ 2 lít nước / ngày

Đối với người  bị rối loạn tiền đình cần phải thận trong trong tư thế sinh hoạt, tránh quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống 1 cách quá nhanh, giảm căng thẳng lo âu, tránh đọc sách bào khi ngồi trên ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt, không hút thuốc lá....

Khi có những triệu chứng như: chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và xác định chính xã nguyên nhân từ đó có hướng chữa trị kịp thời càng sớm càng tốt

roi laon tien dinh

Ginkgo giải pháp tối ưu cho rối loạn tiền đình

 

Ai Không Nên Sử Dụng Tinh Dầu Hoa Anh Thảo?
Ai Không Nên Sử Dụng Tinh Dầu Hoa Anh Thảo?
Tinh dầu hoa anh thảo mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng phù hợp. Tìm hiểu ngay đối tượng không nên dùng để tránh rủi ro sức khỏe.
Hướng dẫn thải độc gan bằng nước chanh sả gừng
Hướng dẫn thải độc gan bằng nước chanh sả gừng
Thải độc gan bằng nước chanh sả gừng được nhiều người xem là công thức giải độc lành tính, hiệu quả giúp đẩy nhanh quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể.
6 Cách Giải Độc Gan Từ Thiên Nhiên Tại Nhà
6 Cách Giải Độc Gan Từ Thiên Nhiên Tại Nhà
Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thế giúp thanh lọc độc tố, chuyển hóa dinh dưỡng và duy trì năng lượng. Tuy nhiên, dưới tác động của rượu bia, thuốc tây, thuốc lá, thực phẩm độc hại và stress, gan dễ bị quá tải. Để hỗ trợ gan khỏe mạnh hơn, hoạt động tốt hơn bạn có thể áp dụng các cách giải độc gan từ thiên nhiên mà không cần dùng đến thuốc.
Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa là hành động cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Dưới đây là những hướng dẫn phòng chống dịch covid 19 được Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị
[KHÁM PHÁ] 8 CÁCH TRỊ KHÔ MẮT TẠI NHÀ CỰC ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
[KHÁM PHÁ] 8 CÁCH TRỊ KHÔ MẮT TẠI NHÀ CỰC ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
Khô mắt là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách trị khô mắt tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những phương pháp tự nhiên giúp giảm tình trạng khô mắt nhanh chóng.
TOP 10 CÁCH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHANH TẠI NHÀ VÀ AN TOÀN
TOP 10 CÁCH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHANH TẠI NHÀ VÀ AN TOÀN
Đường huyết cao không chỉ gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên và an toàn mà không cần phụ thuộc vào thuộc. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết 10 cách hạ đường huyết hiệu quả và an toàn nhất nhé!