TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ Ở MẸ BẦU CÓ ĐÁNG LO NGẠI KHÔNG?

Mất ngủ khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến giấc ngủ của bà bầu bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ.

I. Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ

Mất ngủ khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở nhiều bà bầu. Chứng mất ngủ về đêm có thể xuất hiện từ những tháng đầu cho đến ngày dự sinh. Vậy nguyên nhân mất ngủ là gì? Mất ngủ có nguy hiểm cho thai nhi? Mẹ bầu có thể tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.

1 Nghén

Ốm nghén thường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ. tình trạng nghén khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém… từ đó ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và giấc ngủ của mẹ, khiến mẹ dễ bị mất ngủ khi mang thai.

2 Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Khi mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra hormone progesterone khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị thay đổi cảm xúc nhanh chóng (sợ hãi, hạnh phúc, căng thẳng, tức giận, v.v.) khiến bà bầu khó kiểm soát cảm xúc và khó đi vào giấc ngủ.

mat-ngu-o-me-bau

3 Vấn đề phát triển của thai nhi

Thai nhi ngày càng lớn khiến mẹ khó tìm được tư thế ngủ vừa thoải mái vừa an toàn cho bé chính điều này khiến bà bầu mất ngủ, ngủ không ngon.

4 Vấn đề tiêu hóa, bổ sung chất dinh dưỡng

Thai nhi ngày càng lớn khiến bụng mẹ bầu bị chèn ép. Khi ăn, thức ăn dễ bị đẩy lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và khó đi vào giấc ngủ.

Hơn nữa, việc nạp vào cơ thể quá nhiều chất dinh dưỡng đồng nghĩa với việc cơ thể không hấp thụ hết, việc dư thừa chất dinh dưỡng đi kèm với các vấn đề về tiêu hóa (đầy hơi, ợ chua…) cũng là nguyên nhân khiến thai phụ dễ bị mất ngủ khi mang thai.

5 Vấn đề đau nhức, chuột rút

Thai nhi lớn và trọng lượng cơ thể tăng lên gây nhiều áp lực lên lưng và chân của người mẹ. Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, nhất là ở những người bị thoát vị đĩa đệm.

Do đó phụ nữ mang thai tháng thứ 8 bị mất ngủ thường do các vấn đề về chuột rút, đau lưng, làm mẹ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

II. Mất ngủ ảnh hưởng như nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài khi mang thai còn ảnh hưởng đến em bé, không chỉ về sự phát triển trong thai kỳ mà em bé còn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe sau khi chào đời. Vì vậy, mẹ bầu phải có đầy đủ kiến thức khoa học để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con yêu.

1. Trẻ dễ bị sanh non

Bà bầu bị mất ngủ không chỉ ảnh hưởng xấu đến cơ thể mà còn có thể sinh non. Sinh non có ảnh hưởng lớn đến em bé, chẳng hạn như: sức đề kháng của bé còn yếu, dễ mắc một số bệnh của trẻ sơ sinh,…

mat-ngu-o-me-bau

2. Trẻ dễ bị thiếu máu sau sinh

Theo nghiên cứu, khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời điểm thuận lợi nhất cho quá trình tái tạo máu trong cơ thể bé. Bà bầu ngủ muộn quá 23 giờ có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo máu tự nhiên của thai nhi, dễ gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ

3. Trẻ sơ sinh dễ quấy khóc

Mẹ bầu khó ngủ trong thời kỳ đầu mang thai không ảnh hưởng nhiều đến em bé nhưng tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ làm thay đổi thói quen sinh học của trẻ, sau sinh trẻ hay quấy khóc, khó chịu....

III. Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu tốt hơn?

Đối với những bà bầu bị mất ngủ khi mang thai thường là do sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể mệt mỏi, ốm nghén và lo lắng khi mang thai. Giai đoạn này mẹ cần bổ sung những kiến thức sau:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Bà bầu nên uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng để hỗ trợ tiêu hóa và không gây khó chịu bụng. Tuy nhiên, những thực phẩm này không nên ăn vào buổi tối trước khi ngủ để tránh tình trạng đi tiểu đêm và tỉnh giấc giữa đêm khiến bạn mất ngủ.

Hãy ngăn chặn những cơn ốm nghén bằng đồ ăn nhẹ và bánh quy. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều đường để tránh tiểu đường thai kỳ.

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh rối loạn tiêu hóa và tránh để bụng đói.

Tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống chứa caffein, chất kích thích để không bị mất ngủ khi mang thai.

Bà bầu bị mất ngủ có thể sử dụng các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà gừng. Trà gừng là một trong những loại đồ uống giúp bà bầu giảm các triệu chứng buồn nôn hay ốm nghén. Nhờ thai phụ có thể cải thiện được tình trạng mất ngủ của mình.

mat-ngu-o-me-bau

2. Xây dựng thời gian biểu cho nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý

Nghỉ ngơi đầy đủ nên là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu bị mất ngủ chỉ nên ngủ trưa không quá 30 phút vào ban ngày, tránh ngủ nhiều dễ gây mất ngủ vào ban đêm.

Khi mẹ bầu thức giấc vào nửa đêm, thì không nên bật đèn sáng, chỉ nên để đèn với ánh sáng dịu nhẹ để dễ đi vào giấc ngủ.

Xây dựng lịch sinh hoạt ngủ nghỉ cố định và cố gắng đi ngủ đúng giờ để tạo thành thói quen, về lâu dài cơ thể có chế độ ngủ nghỉ thích hợp từ đó giấc ngủ sẽ sâu hơn.

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu, giảm chuột rút và ngủ ngon hơn. Đi bộ, yoga là những môn rất phù hợp với bà bầu, đặc biệt là bà bầu bị rối loạn giấc ngủ.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về chăm sóc sức khỏe, đừng bỏ lỡ mục tin tức, nơi cung cấp đầy những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe nhé.

Theo dõi web thanhtrangpharm.vn để đón đọc những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.

Bài viết liên quan