7 Mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình an toàn, dễ thực hiện

Khi điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc Tây y, không ít người lo ngại về tác dụng phụ của những thuốc này. Vì vậy, các mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình có tình an toàn cao và hiệu quả tốt đang ngày càng được săn tìm và áp dụng rộng rãi hơn. Dưới đây là 7 mẹo dân gian trị rối loạn tiền đình phổ biến nhất.

1. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng châm cứu, bấm huyệt

Châm cứu - bấm huyệt là những biện pháp cải thiện các triệu chứng chóng mặt, ù tai, đau đầu của rối loạn tiền đình nhanh chóng. Đồng thời, các biện pháp này thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu não, giúp tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tại nhà, bạn có thể thực hiện những biện pháp châm cứu - bấm huyệt để trị rối loạn tiền đình như sau:
  • Huyệt Ngoại Quan: Châm huyệt Ngoại Quan giúp giảm ù tai, đau đầu. Huyệt Ngoại Quan nằm ở mặt sau cẳng tay, cách khoảng 3 đốt ngón tính từ nếp gấp cổ tay.
  • Huyệt Nội Quan: Huyệt Nội Quan nằm dưới nếp gấp cổ tay, cách khoảng 3 đốt ngón tay tính từ cổ tay. Bấm hoặc châm cứu huyệt này cải thiện tình trạng chóng mặt, đau đầu và an thần khi bị rối loạn tiền đình.
  • Huyệt Bách Hội: Huyệt Bách Hội nằm ngay phía trên đỉnh đầu. Ấn hoặc châm cứu huyệt này giúp giảm đau đầu và triệu chứng chóng mặt.
  • Huyệt Khiếu Âm: Huyệt đạo này nằm gần tai, ở vị trí của xương chũm. Ấn huyệt đạo này giúp giảm ù tai, cải thiện đau đầu do rối loạn tiền đình.
  • Huyệt Phong Trì: Huyệt Phong Trì là một trong những huyệt rất thông dụng, nằm ở sau gáy, vùng lõm trong tóc phía sau mang tai. Bấm huyệt Phong Trì 2 - 3 phút mỗi ngày giúp đẩy lùi các triệu chứng nặng đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và giảm sự chú ý cho người bệnh rối loạn tiền đình.
  • Huyệt Thái Dương: Huyệt Thái Dương nằm ở vùng lõm nhất giao giữa vùng xương ổ mắt và xương gò má. Kích thích huyệt Thái Dương được áp dụng phổ biến nhờ hiệu quả cao trong điều trị các chứng đau đầu, nhức mỏi mắt, giảm chóng mặt. Đồng thời, bấm huyệt hoặc châm cứu huyệt Thái Dương còn giúp làm giảm áp lực của hệ thần kinh, giúp người rối loạn tiền đình dễ chịu hơn.
Ngoài ra còn một số huyệt khác bạn có thể áp dụng như huyệt Hợp cốc, Túc tam lý, Tam âm giao…
Một số động tác xoa bóp đơn giản tại nhà:
  • Chải đầu bằng tay: Dùng các ngón tay chải lên đầu theo các hướng ngang và thẳng, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc để tạo tác động lên đầu. 
  • Vỗ đầu: Chập hai bàn tay lại với nhau, vỗ nhẹ và đều đặn lên da đầu với lực vừa phải..
  • Gõ đầu: Dùng các đầu ngón tay gõ liên tục xung quanh đầu theo hình vòng tròn. Các ngón tay di chuyển ngược chiều nhau. 
  • Bóp đầu: Đặt ngón cái huyệt đạo cần xoa bóp, các ngón còn lại ôm sát vào đầu. Xoa bóp theo hướng từ dưới lên trên nhịp nhàng và đều đặn.
  • Ấn day chân tóc: Sử dụng đầu ngón tay day ấn nhẹ vào vùng chân tóc và thái dương. Ấn theo hình lò xo để tìm được điểm đau. Khi ấn đến điểm đau, day nhẹ vị trí đó trong 30 - 60 giây nếu thấy khó chịu hoặc 2 - 3 phút nếu thấy dễ chịu. 
  • Những động tác khác: Xoa bóp vùng sau gáy, xoa quanh hai hốc mắt, xoa vùng sau tai, xoa bóp trên đỉnh đầu…
Lưu ý: Không nên áp dụng biện pháp này với người bệnh đang sốt cao, phụ nữ có thai, người đang say xỉn, người mắc bệnh da liễu,...
7-meo-dan-gian-chua-roi-loan-tien-dinh-an-toan-de-thuc-hien-2
Châm cứu - bấm huyệt là những biện pháp cải thiện các triệu chứng chóng mặt, ù tai, đau đầu của rối loạn tiền đình nhanh chóng.

2. Mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình bằng rau ngải cứu

Ngải cứu là một cây thuốc nam có vị đắng nhẹ, được sử dụng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày nhưng đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, giúp dưỡng tâm, an thần và làm giảm các tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não cũng như rối loạn tiền đình rất tốt.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình bằng ngải cứu sau đây:
  • Trà ngải cứu: Rửa sạch cây ngải cứu tươi, ngâm với nước muối loãng. Sau đó để ráo và đem đi phơi khô. Sao ngải cứu khô trên chảo nóng đến khi chuyển vàng. Mỗi lần uống lấy một nắm nhỏ hãm cùng nước sôi 10 - 15 phút, để uống trong ngày.
  • Trứng rán ngải cứu: Rửa sạch lá ngải cứu ngon, băm nhỏ với hành tím. Cho trứng gà vào tô rau ngải cứu, đánh đều và thêm gia vị. Chiên trong dầu ở lửa nhỏ đến khi chín vàng đều. Ăn cùng cơm trong bữa ăn hàng ngày.
  • Nước ép ngải cứu: Dùng lá ngải cứu non rửa sạch, xay nhuyễn với nước lọc. Bỏ bã và chắt lấy nước cốt. Thêm mật ong và uống trong ngày.

7-meo-dan-gian-chua-roi-loan-tien-dinh-an-toan-de-thuc-hien-3

Ngải cứu làm giảm các tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não cũng như rối loạn tiền đình rất tốt.

3. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng lá bạch quả

Lá bạch quả là một trong những loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến để điều trị các bệnh lý não bộ và thần kinh như rối loạn tiền đình. Lá bạch quả chứa nhiều chất chống Oxy hóa như Flavon Glycoside và Terpene Lactone, giúp hạn chế tổn thương các tế bào thần kinh, thúc đẩy lưu thông máu lên não và giảm thiểu các triệu chứng kinh điển của bệnh rối loạn tiền đình.
Cách sử dụng lá bạch quả chữa rối loạn tiền đình tại nhà:
  • Dùng bột lá bạch quả: Pha 1 - 2 thìa cà phê bột lá bạch quả với nước sôi, khuấy đều và ủ trong 10 phút là có thể sử dụng. Duy trì 2 ly mỗi ngày.
  • Dùng các viên uống có thành phần chính là lá bạch quả như Ginkgo Kapseln Gedachtnis Kapseln đến từ thương hiệu Sanct Bernhard hàng đầu CHLB Đức.
Lưu ý: Thận trọng khi dùng lá bạch quả cho người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu.
7-meo-dan-gian-chua-roi-loan-tien-dinh-an-toan-de-thuc-hien-4
Lá bạch quả là một trong những loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến để điều trị các bệnh lý não bộ và thần kinh như rối loạn tiền đình.

4. Mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình bằng cây đinh lăng

Mẹo sử dụng cây đinh lăng trị rối loạn tiền đình được coi là bài thuốc phổ biến nhất hiện nay. Đinh lăng còn được gọi là “nhân sâm của người nghèo” bởi những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cây thuốc này:
  • Theo Y học cổ truyền: Đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết.
  • Trong Y học hiện đại: Chứa nhiều nguyên tố vi lượng, Acid Amin, Vitamin và chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, đau đầu...
Bạn có thể thực hiện một số mẹo dùng cây đinh lăng sau đây:
  • Nước lá đinh lăng: Rửa sạch lá đinh lăng tươi, cho vào nồi nước. Đun sôi trong 10 phút đến khi nước cạn một nửa rồi tắt bếp, để nguội. Uống trong ngày.
  • Trà rễ đinh lăng: Rửa sạch rễ đinh lăng tươi, thái lát mỏng đem đi phơi khô. Hãm với nước sôi thành trà uống trong ngày.
  • Rễ đinh lăng ngâm rượu: Ngâm rễ đinh lăng tươi với rượu trắng theo tỷ lệ 1:5 trong khoảng 1 - 2 tháng. Dùng 1 ly rượu nhỏ mỗi ngày sau bữa ăn.

7-meo-dan-gian-chua-roi-loan-tien-dinh-an-toan-de-thuc-hien-5

Mẹo sử dụng cây đinh lăng trị rối loạn tiền đình được coi là bài thuốc phổ biến nhất hiện nay.

5. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng

Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính nóng, ôn trung tán hàn và bồi bổ khí huyết. Vì vậy, gừng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu não và giảm chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình rất tốt. Gừng còn hỗ trợ tiêu hoá, kích thích dạ dày co bóp hiệu quả hơn, từ đó hạn chế triệu chứng buồn nôn của rối loạn tiền đình.
Bạn có thể thực hiện một số mẹo chữa rối loạn tiền đình dùng cây đinh lăng sau đây:
  • Trà gừng: Gừng tươi thái lát hoặc thái sợi, cho vào nồi nước sôi đun khoảng 10 - 15 phút. Uống khi còn nóng (70 - 80 độ). Có thể pha thêm mật ong cho dễ uống.
  • Ngâm chân nước gừng: Gừng tươi thái lát mỏng hoặc đập dập, cho vào chậu nước muối ấm 60 độ. Ngâm chân khoảng 20 - 30 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
Lưu ý: Không dùng mẹo này cho phụ nữ có thai, người vừa phẫu thuật.
7-meo-dan-gian-chua-roi-loan-tien-dinh-an-toan-de-thuc-hien-6
Gừng giúp làm giảm buồn nôn chóng mặt do rối loạn tiền đình.

6. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng tam thất

Tam thất là một loại dược liệu rất được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ những lợi ích sức khỏe vượt trội mà nó đem lại:
  • Theo Y học cổ truyền, tam thất có vị ngọt, tính ấm, giúp giảm đau, giảm sưng tấy, lưu thông máu và làm giảm các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.
  • Theo Y học hiện đại, rễ cây tam thất chứa nhiều các hoạt chất như tinh dầu, Saponin, Ginsenoside như Rb1, Rb2,... Các hoạt chất này có tác dụng an thần, trấn tĩnh và hiệu quả trên các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình bằng tam thất sau đây:
  • Trà nụ hoa tam thất: Dùng một ít nụ hoa tam thất khô, hãm với nước nóng tương tự như hãm trà và uống nóng trong ngày.
  • Uống bột tam thất: Rễ, thân tam thất tươi đem ủ rượu, thái mỏng và sao vàng, nghiền thành bột. Lấy bột tam thất sắc nước uống 1 - 2 lần/ngày.
Lưu ý: Không nên dùng quá 9g tam thất mỗi ngày. Tránh dùng tam thất cho phụ nữ có thai.
7-meo-dan-gian-chua-roi-loan-tien-dinh-an-toan-de-thuc-hien-7
Tam thất đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho người bệnh rối loạn tiền đình.

7. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng cây mã đề

Cây mã đề là một loại rau dại nhưng có khả năng khắc phục hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mắt do rối loạn tiền đình gây ra. Loại rau này có vị ngọt, tính hàn và không độc nên có thể sử dụng hàng ngày mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng cây mã đề:
  • Uống nước mã đề sắc: Rửa lá mã đề tươi, đun với nước sôi 10 -15 phút. Để nguội và chia ra uống trong ngày.
  • Phối hợp với những loại dược liệu khác: Mã đề, long đởm thảo, hoàng cầm, sinh địa, sài hồ, tri mẫu, sơn chi tử, cúc hoa, mẫu đơn bì đem đi sấc với 1,5 lít nước đến khi còn 500ml. Chia đều uống trong ngày.
7-meo-dan-gian-chua-roi-loan-tien-dinh-an-toan-de-thuc-hien-8
Cây mã đề là một loại rau dại nhưng có khả năng khắc phục hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mắt do rối loạn tiền đình gây ra.
Trên đây là gợi ý 7 mẹo dân gian cải thiện rối loạn tiền đình cực hiệu quả. Bạn hãy áp dụng các mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình này cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý khác để bệnh chóng cải thiện.

Bài viết liên quan